Cảm phục chàng sinh viên đi bán ve chai đỗ đại học

Cậu bé xứ Nghệ, Đinh Văn Nhân từng theo chân người bố mù rong ruổi khắp nơi để xin gạo ăn, cùng anh trai đi nhặt ve chai bán được 5 nghìn, 10 nghìn đồng để mua sách học và luôn thường trực ước mơ thi đỗ đại học.

 

Bố mất, cả nhà không có gạo

Đinh Văn Nhân (SV năm thứ 1 Học viện Quản lý Giáo dục), quê ở xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Dáng người em nhỏ bé, xương xương, cao 1,6m và chỉ nặng 40 kilogam. Tôi ấn tượng về em với khuôn mặt đen đúa, khắc khổ từng trải…

 

  Chàng sinh viên xứ Nghệ nhặt ve chai kiếm sống đỗ đại học là tấm gương lớn về tinh thần vượt khó (ảnh Kim Ngân).

Tay vân vê vạt áo, Nhân chậm rãi, nghẹn ngào kể về hoàn cảnh gia đình mình: “Bố em bị bệnh, mất cách đây 1 năm. Mẹ chẳng làm được gì và chị gái sinh năm 1993 vừa bị đứt hai ngón tay khi làm thuê ở xưởng gỗ tại Gia Lai. Tất cả gánh nặng trong gia đình do anh trai làm việc trong Bình Dương lo toan…!”.


Năm nay, mẹ của Nhân đã 57 tuổi (bị thiểu năng trí tuệ) và không biết con mình đỗ đại học mà chỉ biết rằng nó đang ở xa lắm. Bố của Nhân bị mù từ nhỏ, không làm được gì. Gia đình 6 miệng ăn chỉ có trông chờ vào tiền trợ cấp 200 nghìn đồng/tháng của bố. Thương vợ, thương con, người bố mù hàng ngày vẫn rong ruổi khắp nơi xã này sang xã khác để xin gạo ăn cho cả gia đình. 

Đến năm 2011, cơn bão táp đổ ập xuống gia đình nghèo khi bố Nhân bị xuất huyết dạ dày và mất đột ngột. Lúc ấy, Nhân đang học lớp 12 Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân (Thanh Chương, Nghệ An), nghe tin dữ như sét đánh bên tai, Nhân bị sốc, suy sụp.

“Trong gia đình, bố là người được tiền trợ cấp hàng tháng để mua gạo ăn. Giờ bố mất, mấy mẹ con cũng không biết xoay xở như thế nào để sống sót qua ngày”, Nhân nói trong nước mắt.

Nhắc đến người bố, Nhân nghẹn ngào nhớ lại kỷ niệm khi lên 1 tuổi, bố đã bồng đi theo xin gạo ăn ở khắp nơi. Ấn tượng lần hai bố con đi bộ đến một huyện cách nhà hơn 45 cây số để xin tiền, xin gạo. Cứ đi một đoạn hai bố con lại nghỉ, khỏe rồi đi tiếp… Có nhà cho, có nhà nói rằng: “Nhìn to khỏe như thế mà không làm ăn còn đi ăn xin làm gì”. Mỗi lần nghĩ đến câu nói ấy, Nhân đều nỗ lực học để thoát nghèo, để không phải ăn xin.

Đến năm 7, 8 tuổi, không theo bố đi ăn xin nữa, Nhân cùng anh trai nhặt ve trai bán lấy tiền… “Mỗi ngày chỉ kiếm được 5 nghìn – 10 nghìn nhưng cũng tích góp mua được sách vở, gạo. Hồi đó gói mì tôm chỉ có 800 đồng, mấy anh em thèm mà không dám mua, phải để dành mua gạo, mua sách. Chỉ ngày giỗ tết mới dám đi chợ mua thịt cá, còn ngày bình thường không bao giờ có. Có gì ăn nấy, vì không có tiền nên chỉ ăn rau trong vườn”, Nhân buồn rầu nhớ lại.

Không những đi ăn xin, nhặt ve chai bán, Nhân dành dụm tiền mua 8 con ngan về nuôi. “Ngan nuôi được hơn 3 tháng, gần ngày em nhập học, chuẩn bị bán lấy tiền thì bị mất trộm. Ở nhà không chăn nuôi vì không có vốn và không có gì cho nó ăn”, Nhân vẫn còn tiếc nuối kể lại.

Mấy mẹ con ở trong nhà tình thương được xã trợ cấp. Không có trâu bò để cày cấy, nhà Nhân phải khoán 3 sào, mỗi vụ họ trả cho 6 yến thóc. Nhưng số thóc đó chẳng thấm vào đâu, anh trai hàng tháng chắt bóp gửi về cho mẹ và em 200 nghìn đồng mua gạo đủ ăn. 

Quyết tâm đi học để thoát nghèo

Nhà nghèo nhưng chưa bao giờ Nhân mất đi niềm tin, quyết tâm vào con đường học hành của mình. Đã có lần, bố nói Nhân nghỉ học vì nhà không có tiền nhưng thầy cô, bạn bè, anh trai động viên đừng nghỉ học. “Chỉ có con đường học mới thoát nghèo. Em cố gắng phấn đấu đỗ đại học, đỡ phần nào đó cho gia đình, cả nhà trông chờ vào em”, Nhân nghẹn ngào nhắc lại trong nước mắt.

Khi nhận được giấy báo trúng tuyển, Nhân gọi điện ngay cho anh chị, Nhân bồi hồi nhớ lại: “Lúc đầu em mừng lắm, sau thì lo vì không có tiền nhập học. Định bỏ học rồi ra thành phố Vinh làm thuê, nhưng anh trai nói rằng nếu em quyết định đi học, anh sẽ cố gắng làm thêm hơn nữa để giúp đỡ em”.


Cuối cùng, cái ngày được bước vào cổng trường đại học mơ ước đã đến. Được bà con giúp mấy đồng ra Hà Nội nhập học, các anh chị trong hội đồng hương cũng giúp đỡ nhiệt tình nên Nhân cũng đỡ vất vả, tủi thân.

Nhân thủ thỉ, ở trên này mọi thứ đắt đỏ, một suất cơm 20 nghìn đồng Nhân ăn hàng ngày là đủ một bữa cơm cho cả mẹ, chị gái và em ở quê. Không dám ăn nhiều để tiết kiệm tiền, lần nào mua cơm trong ký túc Nhân cũng xin thêm cơm trắng để ăn cho no. Từ ngày nhập học hơn một tháng, Nhân không dám đi chơi đâu với lớp, bạn bè. Cũng không dám mua cho mình đồ gì, thậm chí Nhân dành dụm tiền để cuối năm về ăn tết với mẹ.

Chia sẻ về ước mơ của mình, Nhân không ngần ngại bật mí muốn trở thành thầy giáo để giúp đỡ những người có hoàn cảnh như mình được đi học. “Chính những thầy cô giáo đã giúp đỡ em rất nhiều. Trước mắt em mong có điều kiện học tập tốt, vượt qua môi trường đại học. Sau khi ra trường, em muốn về quê để dạy học… Em biết học đại học rất tốn nên sắp tới em sẽ đi làm thêm, việc gì cũng được, rửa xe, trông xe, rửa bát, phu hồ… có việc là em làm, để kiếm đủ tiền học hết đại học", Nhân nói.

(Theo giaoduc.net) - HL

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.