Nga sắp chế tạo loại phi thuyền mới

Loại tàu vũ trụ tương lai của Nga, có khả năng đưa người tới tận mặt trăng, sẽ bay thử vào năm 2017.

Hình minh họa một loại phi thuyền trong tương lai. Ảnh: tumblr.com.

Hình minh họa một loại phi thuyền trong tương lai. Ảnh: tumblr.com.

Energia, tập đoàn công nghệ tên lửa của Nga, vừa hoàn thành bản thiết kế phi thuyền mới. Tập đoàn giành được hợp đồng chế tạo phi thuyền của chính phủ Nga vào năm 2009, RIA Novosti đưa tin.

"Những chuyến bay thử nghiệm của tàu mới sẽ diễn ra vào năm 2017. Phi thuyền sẽ có khả năng bay tới mặt trăng", Vitaly Lopota, chủ tịch tập đoàn Energia, phát biểu.

Ông Vladimir Popovkin, giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) từng nói thế hệ phi thuyền tiếp theo sẽ ra đời trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2018. Chúng sẽ thực hiện nhiều loại nhiệm vụ - như bay lên quỹ đạo, du hành tới mặt trăng, sửa chữa phi thuyền khác, thu dọn vệ tinh hỏng và rác vũ trụ quanh trái đất. Tàu sẽ có một số phiên bản để phù hợp với từng loại nhiệm vụ.

Hiện nay Nga đưa người lên không gian bằng phi thuyền Soyuz. Sau nhiều lần cải tiến, Soyuz đã trở thành loại phi thuyền phục vụ con người lâu nhất. Phi đội Soyuz từng đưa phi hành gia lên các trạm vũ trụ Salyut, Mir và Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Một tàu Soyuz luôn túc trực trên ISS để các phi hành gia trên đó có thể thoát hiểm nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra. Hai phi hành đoàn đã thiệt mạng trong hơn 100 lần phóng tàu Soyuz. Tuy nhiên, tai nạn chỉ xảy ra trong 5 năm đầu kể từ khi chuyến bay đầu tiên của Soyuz diễn ra. Giới chuyên môn dự đoán Nga sẽ còn sử dụng Soyuz trong một thời gian khá dài trong thế kỷ này.

Theo VnExpress - V.T

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.