Vận hành Nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất thế giới

Trong nỗ lực đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sạch nhằm bảo vệ Trái Đất trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) ngày 17/3 đã chính thức vận hành nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới, có tên Shams 1.

Trong buổi lễ khánh thành, Chủ tịch Tập đoàn Masdar của UAE, ông Sultan al-Jaber cho biết với tổng kinh phí 600 triệu USD, nhà máy có thể cung cấp điện cho 20.000 hộ gia đình.

Nhà máy năng lượng Mặt Trời Shams 1. (Nguồn: thenational.ae)

Theo ông Santiago Seage, Giám đốc điều hành Công ty Abengoa Solar - một trong các đối tác tham gia dự án này, nhà máy Shams 1 có công suất 100 MW và hiện là nhà máy lớn nhất thế giới sử dụng năng lượng Mặt Trời làm nhiên liệu để sản xuất điện.

Nhà máy còn được ví như một "công viên Mặt Trời" bao gồm một hệ thống các tấm gương parabol lớn được lắp đặt trên một diện tích khổng lồ bằng 285 sân bóng đá cộng lại.

Nhà máy được khởi công xây dựng từ tháng 7/2010 trên sa mạc Western Region, cách thủ đô Abu Dhabi khoảng 120km về phía Tây Nam.

Tham gia dự án này, ngoài Tập đoàn Masdar (sở hữu 60% cổ phần), còn có Tập đoàn Total của Pháp (20%) và Công ty Abengoa Solar của Tây Ban Nha (chiếm 20% còn lại).

Mặc dù là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, UAE vẫn đặt mục tiêu đến năm 2020, năng lượng tái tạo sẽ cung cấp 7% nhu cầu điện năng của nước này.

Hiện nay, các nhà máy năng lượng Mặt Trời trên thế giới chủ yếu sử dụng công nghệ quang điện để sản xuất điện.

Với công suất 100 MW, nhà máy Shams 1 chiếm 10% tổng sản lượng điện từ năng lượng Mặt Trời của thế giới./.
Theo (TTXVN) - V.T

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.