Cả nước thiếu hơn 25.000 giáo viên mầm non

Ngày 16/9, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục mầm non.
Cả nước thiếu hơn 25.000 giáo viên mầm non. Ảnh minh họa
Cả nước thiếu hơn 25.000 giáo viên mầm non. Ảnh minh họa
Các vị đại biểu đều tập trung chia sẻ về các chế độ chính sách dành cho giáo viên và những khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
Cả nước hiện đang thiếu hơn 25.000 giáo viên mầm non Tại hội nghị, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đưa ra số liệu cả nước thiếu hơn 25.000 giáo viên mầm non. Nhiều giáo viên hợp đồng lao động trong các trường mầm non công lập chưa được chi trả lương theo đúng thang bảng lương, nâng lương định kỳ.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phổ cập mầm non. Tỷ lệ phòng học kiến cố chỉ đạt 55,15%, vẫn còn 11.081 phòng học tạm (chiếm 7,4%), 12.530 phòng học nhờ, mượn (chiếm 7,89%).
Cũng có cùng quan điểm, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng chỉ ra những mặt còn hạn chế của giáo dục mầm non như: số phòng học chưa được kiên cố hóa còn nhiều; giáo dục mầm non ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa nói chung còn nhiều khó khăn, thiếu giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp yếu kém…
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan góp ý hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang cần tập trung phát triển công nghiệp, vì vậy cần ưu tiên tập trung phát triển giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều lao động trẻ đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế đất nước. 
Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách mạnh hơn để khuyến khích tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non bằng các chính sách: giao đất sạch, miễn, giảm thuế đối với các trường mầm non ngoài công lập, cơ quan quản lý nhà nước cần tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên các trường mầm non tư thục. 
Trên thực tế, việc tạo quỹ đất cho phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non chưa đáp ứng nhu cầu.
Cả nước thiếu hơn 25.000 giáo viên mầm non. Có cùng quan điểm, GS.TS Nguyễn Đình Hương cũng cho rằng giáo dục mầm non ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo còn thiếu thốn về cơ sở trường lớp, giáo viên. Ngay ở thành phố, giáo viên mầm non ở một số khu đô thị, khu công nghiệp vẫn thiếu. 
GS.TS Nguyễn Đình Hương chia sẻ vấn đề khó khăn lớn trong việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi chính là việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non. 
Đội ngũ giáo viên mầm non đang thiếu và yếu là nguyên nhân quan trọng trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non cần được quan tâm đặc biệt cả trước mắt và lâu dài.
GS Hương cũng kiến nghị khuyến khích giáo viên mầm non học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ ở cấp cao hơn so với quy định hiện hành. 
Mặt khác cần phải có chính sách và lương bổng thỏa đáng để thu hút giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng đến giảng dạy ở các cơ sở mầm non theo chế độ cơ hữu và thỉnh giảng đối với một số môn học như nhạc, họa, múa.
Theo VTC news

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.