Nghị lực của tân sinh viên mồ côi

(Baonghean) - Mấy ngày qua, nghe tin em Trần Thị Phương, học sinh lớp 12A5, Trường THPT Lê Hồng Phong (Hưng Nguyên) đậu vào Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh với 24 điểm, khối C khiến cho cả xóm 8, xã Hưng Long vui mừng. Rất nhiều người đến chung vui, khâm phục nghị lực của em, bởi Phương không còn người thân; ông bà, bố mẹ đều đã mất, chị em Phương sống với nhau, vượt lên hoàn cảnh khó khăn. 

Chúng tôi tìm về xóm 8, xã Hưng Long vào ngày nắng nóng, ngôi nhà của em ở cuối ngõ sâu. Bà hàng xóm nói vọng sang: “Giờ này chắc cháu Phương đi làm thuê chưa về mô cháu ạ”. Chúng tôi hỏi “Em Phương đi làm có xa đây không bác?”. Bà hàng xóm cho biết: “Tùy có bữa, cháu làm phụ hồ nên hôm làm xa, bữa làm gần nhưng trưa nào cũng về...”. Người hàng xóm có tên Hường ngồi xuống bậc thềm cũ trước hiên nhà chia sẻ: “Tui là bạn rất thân với ông bà nội của cháu Phương từ hồi còn nhỏ. Gia cảnh răng mà khổ vậy?”. Rồi bà rơm rớm: “Người ta có điều kiện học hành chắc chi đã đậu đại học. Mà khi đậu rồi, được bố mẹ tổ chức liên hoan mời bạn bè đến ăn kẹo, uống nước, đằng này cháu Phương... Liệu nó có theo được 4 năm học đại học và nuôi em hay không?...”.
Hàng ngày, Phương theo các cô, chú trong xã đi phụ hồ kiếm tiền đi học.
Hàng ngày, Phương theo các cô, chú trong xã đi phụ hồ kiếm tiền đi học.
Phương không có tuổi thơ ngọt ngào như bao bạn bè cùng trang lứa. Sớm mất ông bà nội, rồi mất mẹ khi 12 tuổi, cách đây 2 năm lại mất cha. Nỗi đau chồng chất lên nỗi đau như quá nặng với đôi vai gầy của cô bé khiến nhiều người trong làng ai cũng thương xót. Nhưng mảnh đất Hưng Long còn nghèo, ai cũng lo cuộc sống cơm áo, gạo tiền nên không có thời gian để động viên chị em Phương thường xuyên. Phương phải nỗ lực giữa dòng đời, thiếu hơi ấm tình thương của ông bà, bố mẹ. Nhiều lúc thèm gục đầu vào vai mẹ để chia sẻ những niềm vui trong học tập, được mẹ khen, vỗ về thương yêu như khi đang còn sống nhưng cũng chỉ là nỗi khát khao không bao giờ có lại được.
Đau buồn hơn, cô đơn hơn từ ngày mẹ mất, bố của Phương đau buồn, nghĩ quẩn rồi sinh ra hư tính. Ông suốt ngày ngập trong rượu chè, chửi bới, đánh đập chị em Phương vô cớ, không biết bao nhiêu lần Phương đỡ đòn thay em. Nhất là mỗi dịp vào năm học mới, ông say rượu nên bắt Phương bỏ học, có hôm còn ném sách vở, những cuốn sách Phương mua được từ tiền mò cua, bắt ốc... Phương chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Hết rượu, ông lại ôm hai chị em vào lòng mà khóc, mà vỗ về, “từ nay bố không uống rượu, không đánh đập các con nữa...”. Thế nhưng trong những cơn say ông không đủ tỉnh táo nhận ra nỗi đau đớn trong tâm can của những đứa con của mình, những trận đòn roi lại dội xuống những đứa trẻ đáng thương... Cách đây 2 năm, ông bỏ chị em Phương đi mãi mãi sau một vụ tai nạn.  
Chúng tôi chờ Phương về khi buổi trưa đứng bóng. Trong ngôi nhà nhỏ của chị em Phương không có vật dụng gì trị giá ngoài chiếc tủ và bàn học. “Tủ và bàn học đều được nhà trường giúp đỡ em chị ạ...”. Cầm bàn tay Phương, chúng tôi nhận thấy những nốt chai sần. Khó khăn, thiếu thốn, em lăn vào lao động, nhưng chưa một lần Phương lơ là việc học. Em học trong lúc nấu ăn, lúc đi làm đồng, tranh thủ rảnh lúc nào em học lúc đó. Chính từ trong gian khó ấy đã cho Phương một sức mạnh, niềm tin và ý chí, em luôn là học sinh xuất sắc của trường suốt 3 cấp học. Đặc biệt năm lớp 11, Phương đạt giải Nhì môn Địa lý của tỉnh. “Thương hoàn cảnh của em, cô giáo Nguyễn Thị Bích Giao, giáo viên chủ nhiệm cấp THPT luôn giúp đỡ em sách, tham mưu nhà trường miễn tất cả các khoản tiền phải nộp trong năm học, kêu gọi mọi người trong trường, người con xa quê ủng hộ giúp đỡ. Em có sổ tiết kiệm 22 triệu đồng cũng nhờ nhà trường kêu gọi, giúp đỡ...”, Phương xúc động chia sẻ.
Điều mà Phương lo lắng nhất lúc này là đứa em trai của mình. Bởi khi đỗ đại học, Phương thường xuyên xuống TP.Vinh theo học, liệu rồi em sống như thế nào? Ai sẽ chăm sóc cho em khi chị vắng nhà. Phương rưng rưng: “Đói khổ, em không ngại, em sẽ cố gắng vừa học, vừa kiếm việc làm thêm...”. Nhưng điều lo nhất của Phương là khi chị đi học, một mình em ở nhà biết xoay xở sao đây…
Chia tay chị em Phương, chúng tôi chỉ cầu mong cho em luôn khỏe mạnh, vững vàng nghị lực sống, niềm tin để tiếp tục vượt qua những khó khăn đang ở phía trước. Bải viết nhỏ này, chúng tôi gửi đến bạn đọc với hy vọng có các nhà hảo tâm, cá nhân, tổ chức giúp đỡ chị em Phương vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống./.
An Ngọc

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.