Bộ GD&ĐT rà soát thông tin sai điểm ưu tiên

Quyền vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết như vậy sau khi hàng chục thí sinh từ đỗ thành trượt vì điểm ưu tiên.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, sau khi nhận được thông tin về tình trạng thí sinh đỗ thành trượt vì sai điểm ưu tiên, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục rà soát lại, dù các trường chưa báo cáo cụ thể.
Liên quan 33 thí sinh từ đỗ thành trượt tại Đại học Huế, bà Phụng cho biết, chưa nhận được báo cáo giải quyết của trường. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ GD&ĐT là giải quyết vụ việc trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp lý cho thí sinh, không trái Quy chế tuyển sinh. Việc giải quyết cụ thể phụ thuộc nguyên nhân sai sót đối với từng trường hợp.
Nếu địa phương hướng dẫn sai, dẫn đến thông tin đăng ký dự thi của thí sinh sai, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để đưa ra cơ chế giải quyết phù hợp. Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã cho phép một số em lựa chọn lại trường/ngành học phù hợp với điểm thực của mình. Nghĩa là, thí sinh không bị trượt oan nhưng cũng không hạ điểm trúng tuyển.
Cộng nhầm điểm ưu tiên, nhiều thí sinh đỗ thành trượt ĐH
Thay vì chỉ được cộng 1,5 điểm, 20 thí sinh ở Phú Yên được trường THPT cộng 3,5 điểm khiến nhiều thí sinh chọn nhầm ngành học và từ trúng tuyển thành rớt NV1 đại học.
Vẻ mặt bàng hoàng của phụ huynh khi thấy con từ đỗ thành trượt. Ảnh: VietNamNet.
Vẻ mặt bàng hoàng của phụ huynh khi thấy con từ đỗ thành trượt. Ảnh: VietNamNet.
Bà Phụng cũng cho biết, nếu nhầm lẫn do thí sinh, các em phải chịu trách nhiệm, vì thực tế, thí sinh có ít nhất 3 lần để rà soát, điều chỉnh thông tin, cũng như có những kênh tư vấn, trợ giúp và được cấp tài khoản để kiểm tra trên hệ thống bất cứ lúc nào… 
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng khuyến khích các trường, nếu tính lại điểm thực của thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển ngành nào đó mà các em cũng có nguyện vọng, thì nên gọi các em nhập học.
Hàng loạt thí sinh đỗ thành trượt vì điểm ưu tiên
Trường hợp xảy ra gần đây nhất là 34 thí sinh đăng ký vào Đại học Huế từ đỗ thành trượt do điền sai thông tin khu vực ưu tiên. Nhà trường sau khi nhận hồ sơ cũng không kiểm tra ngay mà vẫn dựa vào đó để phát giấy báo trúng tuyển.
Với những trường hợp nhầm lẫn đối tượng ưu tiên như trên, Đại học Huế cho rằng, trách nhiệm thuộc về thí sinh. Trao đổi với Zing.vn qua điện thoại, TS Hoàng Hữu Hòa, Trưởng ban đào tạo, Đại học Huế cho biết, ngày 15/9, trường sẽ họp để giải quyết các sai sót này.
Tại tỉnh Phú Yên, sai sót từ trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tuy Hòa) cũng khiến cho 20 thí sinh bị cộng thừa điểm ưu tiên. 
Trong đó, 19 em ở xã An Phú, TP Tuy Hòa và một em ở huyện Sông Hinh, thay vì nhập khu vực 1- có hộ khẩu thường trú tại vùng bãi ngang ven biển (được cộng 1,5 điểm), trường THPT Nguyễn Huệ lại nhập thêm đối tượng 1- học sinh đồng bào dân tộc thiểu số (cộng thêm 2 điểm). Được cộng thêm 3,5 điểm, nhiều em đã đỗ đại học và nhận giấy báo trúng tuyển.
Phát hiện sai sót, một số trường đã hạ 2 điểm khiến nhiều em từ đỗ thành trượt NV1. Sau đó, Bộ GD&ĐT cho phép những thí sinh trên ở THPT Nguyễn Huệ được tham gia dự tuyển lại nguyện vọng 1 bằng số điểm thực chất của mình. 
Ngày 7/9, ĐH Mở TP HCM cũng ghi nhận một số thí sinh đến làm thủ tục nhập học được thông báo không trúng tuyển, do phần mềm tuyển sinh cộng sai điểm ưu tiên khu vực.
Trong đó, thí sinh N.C.T thi được 18,5 điểm, được cộng 1,5 điểm ưu tiên khu vực, vừa đủ điểm trúng tuyển vào ngành Hệ thống thông tin quản lý của trường.
Khi thí sinh nhập học, trường nói do lỗi hệ thống, em thuộc KV2 chứ không phải KV1 nên không đủ điểm trúng tuyển. Thực tế, thí sinh này có hộ khẩu tại huyện Tân Châu (thuộc KV1) và học tại THPT Thủ Khoa Nghĩa (TP Châu Đốc, An Giang) thuộc KV2.
Sau đó, trường xác nhận lại TP Châu Đốc có xã thuộc KV1 nên T vẫn được hưởng ưu tiên KV1. Trường đã gọi thông báo kết quả để thí sinh đến trường làm thủ tục nhập học.
Đỗ thành trượt vì hạnh kiểm
Cũng tại Đại học Huế, 15 thí sinh đủ điểm đỗ vào Đại học Sư phạm Huế đã bị trượt vì không đạt hạnh kiểm theo quy định.
Theo giải thích của trường, sai sót này thuộc về thí sinh vì không xem xét kỹ quy chế tuyển sinh đối với ngành sư phạm lúc làm hồ sơ đăng ký nguyện vọng. 
Trong quy chế tuyển sinh đại học đối với 7 trường sư phạm trọng điểm của cả nước (Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm TP HCM, Đại học Sư phạm Vinh, Đại học sư phạm Đà Nẵng), thí sinh dự thi vào một trong 7 trường phải có hạnh kiểm 3 năm học THPT từ loại khá trở lên.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận lỗi một phần thuộc về cán bộ tuyển sinh của trường ĐH Sư phạm Huế, không rà soát kỹ hồ sơ của thí sinh trước khi gửi giấy báo nhập học.
Theo Zing.vn

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.

Y tế học đường

Nhân viên Y tế học đường: Người 'nhiều vai'

(Baonghean.vn) - Y tế học đường đóng vai trò quan trọng trong các nhà trường. Nhưng, hiện nay, công tác này đang gặp nhiều khó khăn khi vừa thiếu về nhân lực, chưa được đầu tư và chế độ chính sách chưa đảm bảo để các nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề.