Cần tháo gỡ khó khăn trong phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Quế Phong, chiều 10/9, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh đã có buổi làm việc về kết quả thực hiện Đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Bà Tôn Thị Cẩm Hà tiếp thu các ý kiến cử tri quan tâm
Bà Tôn Thị Cẩm Hà - Phó trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc.

Theo báo cáo của UBND huyện, hiện nay Quế Phong có 14/14 xã, thị trấn có trường mầm non. Trong đó, nhóm trẻ 5 tuổi có 72 lớp, gồm 34 lớp đơn và 38 lớp ghép 2 - 3 nhóm tuổi. Thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh, huyện Quế Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban liên quan và các địa phương; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tổi thiểu; bố trí đủ giáo viên/lớp để đảm bảo các điều kiện để được công nhận đạt phổ cập.

Về phía các trường chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng tính chuyên cần của trẻ. Đến thời điểm này, huyện có 13/14 xã, thị trấn được công nhận đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Còn xã duy nhất là Tri Lễ, theo lộ trình sẽ tập trung chỉ đạo để hoàn thành chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017.

Một lớp học trẻ 5 tuổi ở điểm chính Trường mầm nong Nậm Nhoong
Một lớp học trẻ 3 tuổi ở điểm chính Trường mầm non xã Nậm Nhoóng.
Bà Trịnh Thị Tuyết Mai - Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ một số khó khăn của bậc học mầm non của huyện
Bà Trương Thị Tuyết Mai - Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ một số khó khăn của bậc học mầm non của huyện Quế Phong.

Mặc dù đã đạt phổ cập, song do đặc thù miền núi, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn thì việc đảm bảo phổ cập bền vững đang còn những điều băn khoăn. Đặc biệt, trên cơ sở 4 tiêu chuẩn, điều kiện để công nhận phổ cập trẻ 5 tuổi mà Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành thì đang còn nhiều bất cập về chất lượng các phòng học, các công trình phụ trợ, nhất là nhà vệ sinh cho trẻ.

Theo quy định về tỷ lệ 2 giáo viên/lớp đối với trẻ 5 tuổi thì hiện đang còn thiếu 2 giáo viên; ở các nhóm tuổi còn lại chỉ đạt 1,35 giáo viên/lớp, trong khi đó quy định là 1,8 giáo viên/lớp. Việc xây dựng và hoàn thiện hồ sơ phổ cập cho trẻ 5 tuổi chưa tạo sự thống nhất, gây vất vả và tốn kém cho các nhà trường.

Ông Sầm Hồng Lệ - Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện kiến nghị cần bố trí đủ giáo viên theo định biên cho các trường mầm non
Ông Sầm Hồng Lệ - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Phong kiến nghị cần bố trí đủ giáo viên theo định biên cho các trường mầm non hoạt động.

Tại cuộc làm việc, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội đã chia sẻ với những khó khăn của huyện nói chung và các trường mầm non nói riêng trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đoàn cũng đề nghị huyện làm rõ tính khả thi của Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; việc lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học ở địa phương và sự quan tâm của huyện và cơ sở trong việc bố trí ngân sách cho bậc mầm non; những bất cập trong việc thực hiện các chính sách cho trẻ có đúng, đủ và kịp thời...

Trường mầm non Tri Lễ hiện đang còn 11/13 phòng học tạm cho trẻ 5 tuổi
Trường mầm non Tri Lễ hiện đang còn 11/13 phòng học tạm cho trẻ 5 tuổi.
Ông Thái Thanh Quý - Phó trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị huyện làm rõ hiệu quả sau đào tạo nghề trên địa bàn
Ông Thái Thanh Quý - Phó trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị huyện làm rõ hiệu quả của việc thực hiện Đề án phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện.

Đoàn cũng đề nghị huyện tiếp tục khắc phục khó khăn để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ nói riêng và bậc học này nói chung. Đối với vùng miền, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn thì cần quan tâm đến sự chuyên cần của trẻ và chú trọng chăm sóc, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tạo môi trường tốt để thu hút trẻ đến trường. Đoàn cũng ghi nhận các kiến nghị huyện để báo cáo với HĐND tỉnh nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thời gian tới./.

Minh Chi

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.