Hướng tới chính quyền điện tử

(Baonghean) - 5 năm qua (2010 - 2015), Nghệ An liên tục nằm trong tốp đầu của cả nước về vị trí xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin. Có được kết quả này là nhờ các cấp, các ngành, các địa phương đã xác định ứng dụng công nghệ thông tin là 1 trong những yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu
Theo đồng chí Hồ Quang Thành, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, nét nổi bật nhất tạo nên những đột phá trong ứng dụng CNTT chính là Nghệ An triển khai sớm việc xây dựng và đưa hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu của các cơ quan Nhà nước vào hoạt động. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT, đến nay, 100% các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã đã có mạng nội bộ (LAN), kết nối diện rộng (WAN) và Internet.
Tính đến nay, cổng TTĐT tỉnh công khai thủ tục hành chính của 40 sở, ngành, địa phương; tạo lập được hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng cung cấp 18 dịch vụ công cấp 3, minh bạch các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, với tổng số hơn 2 triệu lượt truy cập; hệ thống giao ban điện tử trực tuyến hoạt động ổn định từ đầu năm 2010 với 24 điểm cầu hỗ trợ tốt việc tổ chức các hội nghị trực tuyến của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, nâng cao hiệu quả truyền đạt thông tin, tiết kiệm thời gian, kinh phí đi lại, làm lợi cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng. 
Điểm cầu Nghệ An họp trực tuyến toàn quốc  về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin. Ảnh: mai hoa
Điểm cầu Nghệ An họp trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin. Ảnh: Mai Hoa
Về ứng dụng, đến thời điểm này, 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND các huyện, thành, thị đã ứng dụng các phần mềm chuyên ngành góp phần tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Nhiều đơn vị đã ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao trong công việc như các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh  và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đặc biệt, trong thời gian qua, các ngành Thuế, Hải quan, Điện lực, Ngân hàng, Kho bạc cũng tăng cường đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đưa vào khai thác hiệu quả một số dịch vụ trực tuyến như: triển khai việc nộp thuế điện tử, khai báo hải quan điện tử, thu tiền điện trực tuyến, các giao dịch ngân hàng trực tuyến. Năm 2014, ngành Thuế Nghệ An được Tổng cục Thuế xếp thứ nhất toàn ngành về ứng dụng CNTT…
Việc ứng dụng CNTT trong nhân dân ngày càng tăng nhanh. Một số dịch vụ giá trị gia tăng như giải trí, đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, học trực tuyến, các dịch vụ tiện ích như tra cứu điểm thi, đăng ký học tại các trường,... đã thu hút số lượng người dân tham gia thực hiện ngày càng tăng, tiến dần đến những tiêu chí về sẵn sàng công dân điện tử.
Sự chung tay của các doanh nghiệp viễn thông
Sự phát triển nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ thông tin có được trong 5 năm là bởi Nghệ An đã có sự bứt phá trong đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, và bởi những “ông lớn” của ngành viễn thông đều có mặt tại Nghệ An như VNPT, MobiFone, Viettel, FPT và nhiều doanh nghiệp khác.
Số kinh phí mà các doanh nghiệp này đầu tư cơ sở hạ tầng lên đến hàng nghìn tỷ đồng, thể hiện ở con số ấn tượng như toàn tỉnh hiện có trên 3.700 trạm thu phát sóng thông tin di động, tổng chiều dài trên 10.000 km cáp quang, phủ kín 100% trung tâm huyện, đến 95% trung tâm các xã. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng mật độ thuê bao internet đạt 13%. 
Ứng dụng CNTT trong khai báo Hải quan điện tử VCIS tại Chi cục Hải quan Vinh.  Ảnh: Hoàng Vĩnh
Ứng dụng CNTT trong khai báo Hải quan điện tử VCIS tại Chi cục Hải quan Vinh. Ảnh: Hoàng Vĩnh
Cho biết thêm về vấn đề này, bà Trần Thanh Thủy, Giám đốc Viễn thông Nghệ An cho biết, đơn vị luôn chú trọng phát triển, mở rộng và tối ưu hóa mạng lưới: đầu tư xây dựng các trạm BTS tại các khu vực còn bị lõm sóng; tối ưu, nâng công suất, di dời chiếm lĩnh độ cao và điều chuyển các trạm BTS 2G, 3G không hiệu quả vào khu vực có tiềm năng; lắp đặt thêm các trạm truy nhập băng rộng nhỏ, tăng vùng phủ dịch vụ, rút ngắn khoảng cách đến nhà khách hàng, hỗ trợ phát triển thuê bao băng rộng cho những vùng hiện vẫn chưa đáp ứng được 
Chia sẻ về những nỗ lực ứng dụng CNTT, bà Bùi Thị Minh, Phó Giám đốc phụ trách Bưu điện tỉnh cho biết: Đơn vị đạt quy mô về doanh thu thứ 3 toàn Tổng Công ty là nhờ đã phát động và đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất.
Điểm đáng chú ý là những năm gần đây, đơn vị còn chú trọng đầu tư xây dựng và triển khai áp dụng các phần mềm, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực, nâng cao hiệu quả kinh doanh như các phần mềm quản lý Hồ sơ cấp đổi GPLX từ các điểm phục vụ đến máy chủ của Bưu điện tỉnh, sử dụng công nghệ truyền ảnh từ các điểm phục vụ tiếp nhận hồ sơ GPLX đến Sở  GTVT, các ứng dụng hệ thống phục vụ dịch vụ thu BHXH, BHYT tự nguyện… 
Nỗ lực thực hiện chính quyền Nghệ An điện tử
Cùng với xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT, đẩy mạnh ứng dụng, tỉnh đã chú trọng trong công tác bố trí cán bộ chuyên trách CNTT, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ, công chức về kỹ năng Tin học, sử dụng máy tính, mạng máy tính, các hệ thống thông tin điện tử, khai thác internet, phần mềm dùng chung, phần mềm nguồn mở… với con số trên 4.000 học viên được đào tạo các nội dung về ứng dụng CNTT.
Những thành tựu trong ứng dụng CNTT trong 5 năm qua sẽ là động lực thúc đẩy Nghệ An thực hiện hiệu quả đề án xây dựng chính quyền điện tử theo Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, nhằm cụ thể hóa định hướng và lộ trình triển khai ứng dụng và phát triển CNTT, xây dựng mô hình hoàn chỉnh về hệ thống chính quyền điện tử cấp tỉnh với mục tiêu phấn đấu đến năm 2018, Nghệ An sẽ là một trong số các tỉnh đi đầu về lĩnh vực CNTT.
An Nhân

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.