Tuyên dương 122 học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc

Sáng 7/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương học sinh người dân tộc thiểu số xuất sắc năm 2015.

pho
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao phần thưởng cho một học sinh dân tộc thiểu số đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Ảnh: VGP/Lê Sơn.

Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và 122 em học sinh dân tộc thiểu số đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và là thủ khoa các trường đại học trong cả nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các em học sinh, sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và địa phương để các em có thành tích xuất sắc trong học tập, được tuyên dương trong buổi lễ ngày hôm nay.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, có kiến thức để lao động, sản xuất. Những tấm gương vượt khó, hiếu học, học giỏi, sáng tạo luôn được cộng đồng xã hội trân trọng, tôn vinh.

Xác định quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Coi đây là một nhân tố có ý nghĩa quyết định để xóa đói giảm nghèo, phát triển nhanh và bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, để phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài.

Các em học sinh dân tộc thiểu số đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập. Số lượng các em đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi mỗi năm đều tăng lên là kết quả nổi bật, thành tích đáng tự hào trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung chính sách để phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong thời gian tới. Ngành giáo dục cần tiếp tục chăm lo, quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên đứng lớp tại vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa giỏi về chuyên môn, trong sáng về đạo đức, tâm huyết với nghề, là tấm gương sáng để các em noi theo.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương cần tiếp tục quan tâm, chăm lo về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục và đào tạo nơi đây. Cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho thầy cô giáo yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với sự nghiệp “trồng người” tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm hơn nữa, bằng những việc làm thiết thực, cùng chung tay đóng góp nguồn lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi ngày càng phát triển. Ngoài ra, các gia đình, dòng tộc cần động viên con cháu mình khắc phục khó khăn để đến trường học chữ và ngày càng học giỏi hơn nữa, đáp lại sự quan tâm, kỳ vọng của mọi người.

ky
Ảnh: VGP/Lê Sơn.

Lễ tuyên dương học sinh người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc là chương trình được tổ chức hằng năm, nhằm biểu dương những tấm gương học giỏi, những em có nghị lực, ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho biết, nhiều em trong số đó đã giành giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và là thủ khoa của các trường đại học. Kết quả thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng của học sinh dân tộc thiểu số cũng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng.

Năm 2015, có 122 em học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và thi đại học. Trong đó có 105 em học sinh đạt giải quốc gia, 2 học sinh đỗ thủ khoa và 15 học sinh đạt điểm từ 27 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua.

Mỗi em được tôn vinh trong dịp này được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kèm phần thưởng 5 triệu đồng và phiếu học tin học trị giá 2 triệu đồng.

Theo Chinhphu.vn

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.