Nghị quyết Quốc hội phần về môn Lịch sử hiểu ra sao?

Nghị quyết của Quốc hội có ghi: “Tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới". Vậy cần phải hiểu vấn đề này như thế nào?

Vừa rồi Quốc hội có bỏ phiếu ra nghị quyết sau cùng, trong đó có một câu: “Tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới". Bỏ qua chuyện vì sao lại có câu này trong nghị quyết, chúng ta có thể phân tích hệ quả của câu này như sau:

- Nếu theo đúng từ của nghị quyết thì có thể hiểu đơn giản rằng, trong chương trình SGK mới đã bỏ đi môn Lịch sử và bây giờ nghị quyết này yêu không bỏ, giữ lại.


Thật ra môn Lịch sử không hề "bị bỏ đi" trong chương trình SGK mới mà chỉ được thể hiện trong một mô hình mới với các tên gọi mới. Do vậy nếu hiểu theo nghĩa đen đơn giản này thì câu nói trên trong nghị quyết không có giá trị gì cả.

- Có thể hiểu theo một nghĩa "rộng" hơn, câu nói trên có ý nghĩa là trong chương trình SGK mới cần giữ lại tên gọi môn "Lịch sử". 

Thật ra, tên gọi "Lịch sử" không hề bị mất hay bỏ đi trong chương trình SGK mới. Với cấp THPT, môn Lịch sử còn nguyên, với cấp Tiểu học và THCS, tên môn tổng hợp được thay đổi thành "Khoa học Xã hội" hay "Tìm hiểu xã hội" thì các phân môn, chủ đề kiến thức "Lịch sử" vẫn còn nguyên, do đó, ngay cả với ý nghĩa "rộng" này, nghị quyết trên của quốc hội cũng không có ý nghĩa gì cả.

- Có thể hiểu theo một nghĩa "bóng" khác nữa là câu nói trên của nghị quyết có nghĩa là trong chương trình SGK mới cần tách phân môn Lịch sử ra khỏi môn tích hợp "Tìm hiểu xã hội" và "Khoa học xã hội" ở cấp Tiểu học, THCS. Chỗ này chắc sẽ còn tranh cãi nhiều nữa. Nếu thực sự lãnh đạo cao nhất muốn như vậy thì Bộ GD&ĐT có thể đổi tên các môn "Tìm hiểu xã hội" và "Khoa học xã hội" thành "Lịch sử - Địa lý" hoặc "Khoa học về Lịch sử - Địa lý" thì vẫn bảo đảm được ý tưởng của đổi mới chương trình giáo dục và vẫn vừa lòng các nhà nghiên cứu lịch sử.

- Cũng có thể có một phương án nữa, nửa vời hơn là trong chương trình đổi mới sắp tới, Bộ GD&ĐT chỉ đổi mới phần các môn khoa học tự nhiên, còn các môn khoa học xã hội thì giữ nguyên như cũ không cần đổi mới gì cả, thế là vừa lòng nhất tất cả mọi người trong xã hội.

nghi quyet quoc hoi phan ve mon lich su hieu ra sao? hinh 0
Ảnh minh họa

Thật ra, thời gian vừa qua có cuộc tranh cãi nảy lửa (đúng ra chỉ là một phía, từ phía các nhà khoa học lịch sử) với Bộ GD&ĐT về môn học Lịch sử trong chương trình giáo dục mới. Có 2 điều: 

1. Các nhà khoa học lịch sử đã hiểu sai về ý nghĩa và vai trò của môn Lịch sử trong chương trình SGK mới. Với việc tích hợp phân môn Lịch sử trong môn Khoa học Xã hội ở cấp Tiểu học và THCS, các nhà nghiên cứu lịch sử đã hiểu nhầm rằng Bộ GD&ĐT không coi trọng lịch sử, thậm chí còn phê phán nặng Bộ GD&ĐT là có ý định “khai tử môn Lịch sử”. Đã có nhiều chuyên gia vạch rõ các hiểu nhầm này từ phía các nhà nghiên cứu lịch sử. 

2. Trong chương trình SGK mới, môn học Lịch sử ở cấp THPT (là cấp được thiết kế để phân hóa các môn học khoa học) được coi là môn học tự chọn tương tự như tất cả các môn khoa học khác (trừ Văn, Toán, Ngoại ngữ và Giáo dục công dân). Với thiết kế này, các nhà nghiên cứu lịch sử đang đấu tranh dữ dội để cho môn Lịch sử phải được học bắt buộc như các môn Văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân. Nhưng ý kiến này lại chưa được phản ánh trong nghị quyết của Quốc hội.

Theo VOV

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.