Chàng trai trí nhớ 'ngang từ điển' từng học đúp, thi lại nhiều lần

Dương Anh Vũ có thể đọc tiếp tới 20.000 số còn lại sau số pi 3,14 nhưng anh lại có một quá khứ 'học dốt' đúng nghĩa.

Anh Dương Anh Vũ (sinh năm 1988) được vinh danh bởi Hiệp hội Sáng tạo, Trí nhớ và Vui chơi Thái Lan (ACMaP) vì có một "trí nhớ bách khoa" ưu việt. Anh là người nước ngoài duy nhất được vinh danh về trí nhớ trong sách kỷ lục của Thái Lan.

15-bi-mat-thu-vi-ve-ky-luc-gia-tri-nho-tung-hoc-dot-

Anh Vũ - chàng trai có trí nhớ siêu phàm khiến nhiều người nể phục.

Khả năng ghi nhớ 'không phải dạng vừa" của anh Vũ:

- Nhớ được hơn 300.000 bảng thống kê các loại về hóa học, chính trị, lịch sử, kinh tế, địa lý... nội dung tương đương với 500.000 trang giấy A4. Một phần nhỏ (0,04%) số dữ liệu này đã được Sách kỷ lục Thái Lan công nhận kỷ lục "trí nhớ học thuật" (nhớ được 108 cột dữ liệu về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của 206 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới).
- Nhớ được 20.000 chữ số đằng sau số pi 3,14.
- Nhớ toàn bộ tấm bản đồ thế giới khổ lớn nhất bằng tiếng Anh, cũng như có thể vẽ lại bản đồ thế giới bằng trí nhớ.
- Nhớ được 10.000 mốc sự kiện trong lịch sử, khoa học và nghệ thuật Việt Nam và Thế giới (gồm ngày tháng năm và nội dung sự kiện).
- Nhớ được thông tin hơn 1000 tác phẩm văn chương kinh điển Việt Nam và thế giới cùng tác giả.

15 điều thú vị ít ai biết đến về kỷ lục gia Anh Vũ:

Thú nhận từng học rất dốt

Anh Vũ thú nhận từng có một quá khứ học tập phải dùng từ "học dốt" thay vì "học dở". Anh từng là học sinh yếu từ năm lớp 2, lớp 3 bị lưu ban, lớp 4 và lớp 5 cũng có kết quả tương tự. Anh mất 6 năm để hoàn thành xong bậc tiểu học. Sau khi thi chuyển cấp, bạn bè anh đều vào trường công lập, anh nằm trong số ít vào học bán công tại trường THCS và THPT Nguyễn Huệ. Ở cấp 2, ngoại trừ năm lớp 6, tất cả các năm còn lại 7,8 và 9 anh Vũ đều là học sinh yếu và phải thi lại ít nhất là 2 môn (thông thường là Toán và Anh văn).

Đỉnh điểm nhất là vào năm lớp 9, có môn điểm tổng kết của anh Vũ chỉ có 2,2 (dưới 1,8 là sẽ xếp loại kém và cấm thi tốt nghiệp). Kết quả thi vào cấp 3 của anh Vũ vô cùng tệ. Anh Vũ chỉ được 28 điểm trong khi trường THPT lấy thấp điểm nhất của tỉnh Ninh Thuận là 28,5 điểm. Không có bất cứ trường THPT nào chịu nhận anh vào học thời điểm đó.

Khóc nức nở khi nghe bố khuyên nghỉ học để học nghề

Vì tương lai, bố anh Vũ từng khuyên: "Con nên nghỉ học đi học nghề thôi. 10 năm trời con đi học, không thu được bất cứ một thành quả nào, toàn ở lại lớp với thi lại". Nghe câu nói đó, anh Vũ như không còn sức sống, cứ cúi gầm mặt xuống khóc nức nở. 

"Tôi bật khóc dù bố không đánh tôi roi nào cả, bởi vì tôi thấy trong ánh mắt ông đầy sự thất vọng. Trong ký ức của tôi, mỗi lần ngồi uống rượu với mấy người bạn, khi họ khen con cái của mình học giỏi, bố tôi lại cuối gầm mặt xuống ly rượu, phiền muộn... Trong 10 năm tôi đã chạy trốn khỏi sự thật là đứa con đã làm 'tổn thương lòng tự trong' của bố mẹ và gia đình. Và khi nhìn lại, tôi phát hiện ra rằng 'lòng tự trọng của chính mình' cũng không còn gì cả".

Đến bay giờ, anh Vũ cũng không hiểu vì sao lúc đó lại gào lên với bố rằng: "Con…muốn…được…tiếp tục…đi học".

Từng là một học sinh dốt nhất lớp, thường xuyên thi lại nhưng Anh Vũ đã vươn lên trở thành một kỷ lục gia tiếng tăm.

Từng là một học sinh dốt nhất lớp, thường xuyên thi lại nhưng Anh Vũ đã vươn lên trở thành một kỷ lục gia tiếng tăm.

Đạp xe 40 km/ngày trong 3 năm đi học bổ túc

Ở thị trấn nơi anh Vũ sinh sống có một trung tâm dạy bổ túc ban đêm, nhưng anh không đăng ký học vì sợ gia đình xấu hổ. Anh chọn học bổ túc cách nhà hơn 10 km. Vào mỗi buổi sáng anh dậy rất sớm để đến lớp, trưa đạp xe về ăn cơm, chiều lại đạp xe xuống trường để học thêm. Tính ra, anh đạp 40 km/ngày để đi học trong suốt 3 năm trời.

"Tôi dành cả năm lớp 10 để lấy lại kiến thức bị hổng từ lớp 6. Kết quả học tập của tôi bắt đầu được cải thiện từ năm lớp 11. Sau 3 năm 'cày bừa' tôi thi đậu vào trường ĐH Quốc gia TP HCM. Cứ thế, tôi nghiên cứu nhiều đề tài, nâng cấp thêm trí nhớ và rồi nhận được học bổng cao học ở ĐH Auckland, New Zealand", anh Vũ nhớ lại.

Nick name: 'Vũ Lúa'

Khoảng 2007 khi đỗ vào ĐH Quốc gia TP HCM, anh Vũ có biệt danh "Vũ Lúa". Lý do được bạn bè giải thích là trông anh "quê" từ ngoài vào trong, đến mức không biết Google là gì, Yahoo là gì, không biết gõ chữ có dấu lên Word… Bù lại, anh Vũ tự hào mình là một sinh viên có niềm đam mê rất lớn với viết lách và nghiên cứu khoa học. Bài báo cáo đầu tiên của anh được tiến hành chỉ sau 2 buổi học đầu tiên của năm nhất.

Anh kể: "Ngày đó tôi chẳng biết báo cáo bằng PowerPoint là gì, chẳng biết Word ra sao, phải đánh máy tính như thế nào. Tôi đã mua 20 tờ giấy A4 về nhà, dùng viết chì kẻ ngang lên giấy rồi dùng viết mực nắn nón hoàn thành 18 trang báo cáo trong suốt 5 ngày. Trong bảng báo cáo có nhiều hình vẽ về mô hình nhà máy, quy trình sản xuất…, do không có cách nào khác để đưa hình vào, nên tôi đã vẽ bằng tay. Lúc đưa đi đóng thành tập, bảo đó là báo cáo thì chủ tiệm photocopy nhìn tôi như một 'người ngoài hành tinh'. Ngày nộp báo cáo ông thầy của tôi cũng phải sững sờ khi tôi khai mình chẳng biết gì về các thứ gọi là công nghệ ấy... Cái duyên nghiên cứu của tôi bén rễ từ đó".

Trầm cảm vì không được đi thi học sinh giỏi

Lên lớp 11, sức học của anh Vũ được cải thiện, được cô giáo hứa sẽ cho đi thi học sinh giỏi vào năm lớp 12 nếu tiếp tục giữ phong độ. Anh Vũ lao vào học như "điên", thường xuyên giải đề, qua tận nhà thầy cô để nhờ giảng giải nếu không hiểu.

Đến khi lập danh sách dự thi thì cả cô trò mới "tá hỏa" là Bộ không có quy chế cho học sinh bổ túc thi học sinh giỏi (ngoại trừ môn giải Toán trên máy tính Casio). "Cô giáo đã ôm tôi vào lòng và khóc. Sau cú sốc đó, tôi rơi vào trầm cảm trong một thời gian dài. Sau khi nhận được sự động viên từ một thầy giáo, tôi lại vực dậy được tinh thần", anh Vũ chia sẻ.

Anh Vũ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ bằng chính câu chuyện của đời mình.

Anh Vũ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ bằng chính câu chuyện của đời mình.

Tổn thương lòng tự trọng vì bị trẻ lớp 7 chế nhạo

Anh Vũ kể, lúc học lớp 10 bổ túc tại Phan Rang, anh đã tìm đến nhà giáo viên dạy cấp 2 để xin học thêm. Ngày đầu đến lớp, anh bị những đứa nhóc học lớp 7 lầm tưởng là giáo viên bởi vẻ ngoài già dặn. Khi giáo viên giới thiệu 'anh này sẽ học chung với mấy em' thì bọn trẻ cười to.

"Ngày hôm sau đi học thấy tôi, tụi nó liền cười to và nói 'thầy vô kìa tụi mày, thầy vô kìa tụi mày'. Nói thực, chưa bao giờ tôi thấy lòng tự trọng của mình tổn thương nhiều đến thế. Nếu bỏ cuộc thì 60 năm cuộc đời còn lại của mình sẽ phải cuối gầm mặt xuống đất mà đi, nên tôi quyết tâm phải giả điếc để mà tiếp tục theo học", anh trải lòng.

Trí nhớ khủng nhưng lại quên số điện thoại bạn gái cũ

Anh Vũ giải thích: "Bạn cần biết 'não người là một hệ thống có ý thức', nó nhận biết được cả môi trường bên ngoài và bên trong. Chính chúng ta sẽ là tôi tớ của nó nếu không biết thỏa hiệp. Trong cuộc sống có những thứ chúng ta xem trọng, nhưng có những thứ thì không. Não của chúng ta biết được điều đó, nên chúng sẽ lưu giữ vào bộ nhớ những điều quan trọng, còn những thứ không quan trọng chúng sẽ bị đào thải ra ngoài một cách không thương tiếc".

"Tôi đã thỏa thuận với bộ não của mình rằng, tôi đã lưu số điện thoại và ngày sinh nhật của người yêu vào điện thoại rồi, chỉ cần tới ngày thì điện thoại sẽ thông báo. Không thể nói rằng tôi không yêu cô ấy khi tôi không nhớ số điện thoại hay ngày sinh nhật, vấn đề ở đây là tôi không muốn đưa nó và bộ nhớ của mình", anh nói.

Hai tật xấu nhất

- Không kiềm chế được cảm xúc khi phát hiện ra một cái gì đó mới: Thường anh Vũ sẽ la hét, nhảy nhót như một người "bệnh thần kinh". Lúc đầu bạn bè cũng phát hoảng nhưng sau này quen rồi thì mỗi lần nghe anh Vũ hét, bạn anh lại cười khẩy và rỉ tai nhau: "một phát kiến nữa đã ra đời".

- Thường lơ là chuyện vệ sinh cơ thể, giặt quần áo và cạo râu: Anh Vũ thú nhận, mỗi khi lao vào viết đề tài hay báo cáo khoa học, có khi cả tuần anh không tắm, và cũng không bước ra khỏi nhà. "Tôi cũng cảm thấy gương mặt của mình thật "kinh dị" với râu ria rậm rạp, nước da xanh xao, đôi mắt lờ đờ và cơ thể thì bốc mùi sau mỗi đề tài được hoàn thành (cười lớn)".

Theo VNE

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.