Nền giáo dục của các nước tiên tiến mong đợi gì ở học sinh tiểu học?

(Baonghean.vn) - Giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển ở mỗi quốc gia. Đặc biệt, quan trọng nhất là giáo dục tiểu học, khi đây là giai đoạn đầu tiên học sinh được tiếp cận với kiến thức. Các nước phát triển có những phương pháp khác nhau cho giáo dục tiểu học, và tất cả đều rất đáng để chúng ta học hỏi.

Nhật Bản quan trọng nhất việc dạy đạo đức cho học sinh tiểu học. Ảnh: Internet.
Nhật Bản quan trọng nhất việc dạy đạo đức cho học sinh tiểu học. Ảnh: Internet.

Nhật Bản

Giáo dục tiểu học ở Nhật Bản thay vì tập trung cho trẻ những kiến thúc trong sách vở mà chủ yếu hướng tới đạo đức và trách nhiệm của trẻ em, học cách để làm một công dân tốt. Nhật Bản không muốn những đứa trẻ trở thành học giả sau khi học tiểu học, họ chỉ muốn chắc chắn rằng những đứa trẻ đó sẽ sống có đạo đức và cống hiến cho đất nước.

Bên cạnh đó, giáo dục tiểu học Nhật Bản cũng sớm dạy cho trẻ tính tự lập, khi coi học sinh là trung tâm của việc giảng dạy. Quá trình giảng dạy sẽ cho học sinh trải nghiệm, khám phá kiến thức chứ không phải nhồi nhét. Sự phản biện, sáng tạo được chú trọng ngay từ đầu. Đó là lý do tại sao người Nhật là dân tộc có nhiều bằng sáng chế hàng đầu thế giới.

Phần Lan

Giáo dục tiểu học ở Phần Lan hướng đến sự công bằng. Họ tạo rất ít áp lực học tập cho học sinh, không thúc đẩy để các em trở thành người giỏi nhất, mà chỉ muốn trẻ tiếp cận giáo dục theo cách riêng của từng em.

Bạn sẽ thấy trẻ em ở Phần Lan đi học muộn hơn hầu hết các nước khác và có rất nhiều hoạt động chân tay trong lớp học như vẽ, chơi nhạc, nặn đất sét. Sự hợp tác, làm việc nhóm cũng được đề cao khi học tập chứ không phải là sự cạnh tranh. Cách giáo dục này sẽ giúp trẻ em yêu thích học tập hơn, thay vì áp lực thi cử và điểm số.

Trẻ em Phần Lan được dạy về tính công bằng và sự hợp tác. Ảnh: Internet.
Trẻ em Phần Lan được dạy về tính công bằng và sự hợp tác. Ảnh: Internet.

Singapore

Giáo dục tiểu học ở Singapore có 2 điểm đặc biệt, đó là tập trung một đội ngũ giáo viên cực xuất sắc và đầu tư nhiều vào ngôn ngữ. Tuyển dụng giáo viên tiểu học ở đây rất khắt khe, khi các giáo viên trẻ phải đứng top 3 những trường đại học mới có cơ hội. Ngoài ra, giáo viên cũng thường xuyên phải trau dồi kiến thức để vượt qua nhiều bài kiểm tra khi công tác.

Những trẻ em ở Singapore được học chữ rất sớm và học thêm ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Mỗi đứa trẻ Singapore đều nói được cả tiếng Anh và tiếng Hoa, số khác còn biết thêm nhiều thứ tiếng khác. Một đặc điểm nữa là Singapore không dạy trẻ học vẹt, đồng thời bắt buộc học 2 môn đạo đức và giáo dục công dân.

New Zealand

New Zealand dạy học sinh tiểu học sớm tiếp cận với Internet. Từ khi còn nhỏ tuổi, các em đã trao đổi bài vở qua mạng; đăng tải các bài viết, những hình vẽ đơn giản để giáo viên chấm điểm. Ngoài ra, các em còn được hướng dẫn viết blog để bày tỏ ý kiến cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống. Chính vì vậy, học sinh New Zealand giỏi về công nghệ và biết tự tin nói lên quan điểm của mình.   

Giáo dục Mỹ đề cao sự tự do và tôn trọng tự do người khác. Ảnh: Internet.
Giáo dục Mỹ đề cao sự tự do và tôn trọng tự do người khác. Ảnh: Internet.

Mỹ

Chương trình giáo dục tiểu học ở Mỹ đề cao sự tự do và tôn trọng tự do người khác. Trẻ em được khuyến khích đưa ra suy nghĩ, đặt câu hỏi, phát hiện, tìm tòi nhưng vẫn phải tôn trọng quan điểm, ý kiến người khác. Các giáo viên nhắc nhở học sinh có thể thích gì hoặc không thích điều gì, nhưng không được ép người khác phải theo ý thích của mình.

Đức

Những lớp học ở Đức không có các “chức” như lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng. Chỉ có một học sinh đứng ra để liên lạc giữa thầy cô và cả lớp. Đó là sự bình đẳng mà người Đức luôn hướng tới.

Kiến thức luôn thay đổi nhanh hơn những gì mà sách giáo khoa kịp xuất bản, do đó người Đức hướng tới trải nghiệm thực tế cho trẻ và không chú trọng nhiều đến nội dung trong sách vở.

Quân Lê

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.