Đề án Ngoại ngữ của Bộ Giáo dục có cả tiếng Anh, Pháp, Nhật

"Xây dựng chương trình dạy và học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm nhằm đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất và nếu thí điểm sẽ khoảng 2 đến 5 lớp tùy nhu cầu của địa phương và người học", lãnh đạo Ban quản lý Đề án cho biết.

Đề án Ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất. Việc dự định xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017, đã làm dấy lên dư luận trái chiều. 

- Trong Đề án có nhiều khái niệm như 'ngoại ngữ thứ nhất', 'ngoại ngữ thứ hai' gây nhiều thắc mắc, đề nghị Ban quản lý giải thích rõ hơn các khái niệm này?

- Ngoại ngữ thứ nhất buộc người học phải lựa chọn để học theo quy định từ năm 2006 của chương trình giáo dục phổ thông. Học sinh được chọn một trong bốn thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất, từ lớp 6 đến lớp 12 (hệ 7 năm). Năm 2011, Bộ ban hành thêm chương trình tiếng Nhật cấp THCS và THPT, đưa vào dạy học trong trường phổ thông cấp trung học như ngoại ngữ thứ nhất và thứ hai, tùy theo nhu cầu và lựa chọn của địa phương, trường học và người học.

Ngoại ngữ thứ hai là tự chọn, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy của trường. Học sinh có thể chọn một trong năm thứ tiếng nói trên làm ngoại ngữ thứ hai. Ví dụ, học sinh học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn tiếng Nga, hoặc Pháp, hoặc Nhật, hoặc tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ hai. Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dạy thí điểm là ngoại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầu và có đủ điều kiện.

bo-giao-duc-ly-giai-vi-sao-thi-diem-tieng-nga-trung-quoc

Ban quản lý Đề án lý giải việc học tiếng Trung, tiếng Nga đang thực hiện trong nhiều trường theo chương trình 7 năm, giờ tiến tới xây dựng chương trình 10 năm. Ảnh: Giang Huy.

Vì sao Đề án lại chọn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trở thành ngoại ngữ thứ nhất?

Việc lựa chọn ngoại ngữ thứ nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từ năm 2006, bổ sung năm 2011 gồm tiếng Anh, tiếng Nga, Trung, Pháp và Nhật. Đến nay, Đề án không lựa chọn hay xem xét các ngoại ngữ khác ngoài 5 thứ tiếng trên.

Hiện, tiếng Nga và Trung được dạy học như ngoại ngữ thứ nhất từ lớp 6 đến lớp 12 theo chương trình hiện hành 7 năm. Để đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất, Ban quản lý Đề án trình Bộ trưởng kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có việc xây dựng chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, từ lớp 3 tiểu học đến lớp 12 THPT cho phù hợp với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hiện nay.

- Từng có thời gian, tiếng Nga cực thịnh trong các trường phổ thông lẫn đại học, nhưng sau đó bị "chối bỏ". Nhiều giáo viên tiếng Nga phải đi học bồi dưỡng để chuyển sang dạy tiếng Anh. Bộ nhìn nhận thế nào về phản ứng của dư luận lẫn khó khăn khi đưa tiếng Nga trở lại?

Việc chọn ngoại ngữ nào và dạy học theo hình thức bắt buộc (ngoại ngữ thứ nhất) hay tự chọn (ngoại ngữ thứ hai) tùy nhu cầu, điều kiện của địa phương, trường học, người học nên sẽ không xảy ra tình huống bị "chối bỏ" hay gặp phản ứng của dư luận. Trong các trường THPT chuyên, tiếng Trung, tiếng Nga vẫn được giảng dạy bình thường. Riêng tiếng Trung Quốc hiện được dạy ở các tỉnh thành Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM.

- Nếu thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm từ 2017 thì quy mô sẽ thế nào?

- Nếu được phê duyệt, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 sẽ phối hợp với các trường đại học, chuyên gia xây dựng chương trình tiếng Nga và tiếng Trung hệ 10 năm, từ năm học 2017-2018. Việc thí điểm sẽ ở quy mô nhỏ, từ 2 đến 5 lớp mỗi ngoại ngữ. Điều này còn phụ thuộc vào phê duyệt của Bộ, điều kiện của địa phương và nguyện vọng của người học. 

- Việc dạy và học tiếng Anh được đánh giá chưa hiệu quả, việc đưa thêm nhiều ngoại ngữ khác vào dạy phổ thông có thể gia tăng áp lực, ý kiến của Bộ thế nào?

Các ngoại ngữ được dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân là theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông. Chất lượng và hiệu quả của dạy học tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc dạy một ngoại ngữ này ít ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của dạy ngoại ngữ khác.

Theo VNE

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.