Nghệ An: 20 nghìn sinh viên ra trường chưa có việc làm

(Baonghean) - Gần 200.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp đang là con số gây nhức nhối dư luận. Có thể nói, việc tăng nhanh số lượng các trường đại học thời gian qua đã tạo thêm nhiều cơ hội cho người học. Nhưng vì công tác phân luồng giáo dục chưa tốt, việc định hướng nghề nghiệp còn lệch lạc và tâm lý sính bằng cấp đã vô hình trung làm cho giới trẻ xem đại học là con đường vào đời duy nhất.

Đổ xô vào đại học, ra trường không có việc làm, tiếp tục học lên cao, lại không xin được việc, đội quân thất nghiệp được bổ sung thêm nhiều thạc sỹ, nhất là các chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh...

Bất đắc dĩ, nhiều cử nhân, thạc sỹ phải chấp nhận làm việc trái ngành nghề đào tạo, thậm chí có người phải giấu bằng cử nhân để xin làm công nhân là một thực tế chua xót về tình trạng nguồn cung nhân lực có bằng đại học, cao đẳng vượt cầu và quy hoạch đào tạo đang có vấn đề.

Mùa tuyển sinh 2016 - 2017, khoảng 30% học sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT mà không đăng ký thi hoặc xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Tỷ lệ thí sinh đăng ký học nghề ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều tăng cao so với năm trước.

Tại Hà Nội, gần 16.400 thí sinh chỉ thi tốt nghiệp mà không thi đại học, cao hơn năm trước 5.000 em. Ngay cả Nghệ An - miền đất có truyền thống khoa bảng, thì năm nay, số thí sinh không đăng ký thi đại học là hơn 12.100/31.700 em, chiếm tỷ lệ hơn 38%.

Đặc biệt là một số nơi tỷ lệ thí sinh chuyển hướng sang học nghề khá cao như Hòa Bình, tỷ lệ này là 70% (5.600 thí sinh trong tổng số 8.100 em), tăng 10% so với năm ngoái.

Học nghề sửa chữa ô tô tại Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Nghệ An.
Học nghề sửa chữa ô tô tại Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Bắc Nghệ An. Ảnh: Minh Quân

Đây được xem là tín hiệu khả quan, cho thấy tình trạng “phổ cập đại học” đã bắt đầu được khắc phục, khoảng trống của giáo dục nghề nghiệp - nơi cung cấp nguồn công nhân lành nghề phục vụ sản xuất trong giai đoạn đất nước hội nhập, cạnh tranh, ít được quan tâm, lâu nay có cơ hội phát huy thế mạnh.

Tình trạng nhiều trường đại học, nhất là các trường tốp dưới năm nay tuyển không đủ chỉ tiêu, trong khi hệ thống các trường trung cấp - cao  đẳng nghề, nhất là các trường có thế mạnh về đào tạo ngành Cơ khí, Điện - Điện tử, Điện lạnh, Công nghệ thông tin… lượng thí sinh đăng ký dồi dào, là câu trả lời chính xác nhất về sự thay đổi mang tính đột phá này của thí sinh trước khi quyết định lựa chọn con đường tương lai của mình.  

Bao nhiêu vạn cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp là chừng ấy ước mơ, kỳ vọng của sinh viên, phụ huynh bị dập tắt. Đó là sự lãng phí không nhỏ thời gian, tiền bạc, công sức của người học, gia đình và xã hội. Đặt trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển, rất cần nguồn nhân lực trình độ cao thì sự lãng phí này thật khó chấp nhận. 

Tự thấy mình không có khả năng học đại học, chọn các trường nghề để theo học ngay từ đầu là quá trình tự ý thức của giới trẻ. Đó là kết quả tích cực của công tác phân luồng sau trung học phổ thông. Đồng thời là minh chứng cho những chi phối mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Tỷ lệ người có việc làm, sự chu chuyển thị trường lao động sẽ quyết định việc lựa chọn của giới trẻ.

Không chỉ là các trung tâm kinh tế lớn, ngay như tại Nghệ An, mỗi năm các trường đại học, cao đẳng, trung cấp của tỉnh đào tạo từ 19.000- 20.000 sinh viên, số sinh viên ra trường chưa có việc làm hiện khoảng 20 nghìn người.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp FDI phải chấp nhận tuyển số lượng lớn lao động phổ thông, đưa đi đào tạo kỹ năng ngắn hạn để làm việc cho mình, đã tác động không nhỏ đến con số hơn 38 % thí sinh năm nay quyết định không thi vào đại học, cao đẳng, vì họ không muốn phiêu lưu khi chưa biết tương lai sẽ ra sao sau 4 năm học đại học.  

Thay đổi quan niệm học tập và việc làm vốn đã ăn sâu trong tâm thức mỗi người là điều khó thực hiện trong một sớm một chiều.

Tuy nhiên, những chuyển biến trong việc lựa chọn giữa học nghề và học đại học của hơn 30% thí sinh trên cả nước trong năm nay là tín hiệu đáng mừng trong giới trẻ cần được cổ vũ. 

Vân Thiêng

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.