Cô học trò nghèo Tân Kỳ đạt 30 điểm thi đại học khối C

(Baonghean.vn) - Cô bé chăn bò nghèo ở Tân Kỳ giờ đã tiến gần thêm một bước tới ước mơ học khoa Nhật Bản, Đại học Quốc gia Hà Nội và xa hơn nữa là trở thành một đại sứ.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017, Phan Thị Minh - cô bé có khuôn mặt xinh xắn, thông minh, dáng người nhỏ bé (học sinh lớp 12 C6, Trường THPT Tân Kỳ) đã khiến nhiều người nể phục khi đạt điểm thi THPT quốc gia là 30 điểm (tính cả điểm vùng), khối C. 

Căn nhà cũ nát của gia đình em Phan Thị Minh tại xóm 12, xã Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ vì vậy mà tấp nập bà con lối xóm sang chúc mừng cô học trò nghèo. Được biết, điểm thành phần của em là 9,0 điểm Văn; 9,75 điểm Sử; 9,75 điểm Địa lý. Tổng điểm của em là 28,5; thuộc tốp cao nhất tỉnh Nghệ An. 

Em Phan Thị Minh vượt lên hoàn cảnh khó khăn vươn đến cánh cửa đại học. Ảnh: Phương Hảo
Em Phan Thị Minh vượt lên hoàn cảnh khó khăn vươn đến cánh cửa đại học. Ảnh: Phương Hảo

Mẹ Minh, bà Lê Thị Thành có dáng người nhỏ thó, khuôn mặt khắc khổ cười móm mém chia sẻ: “Ngày đi thi về, Minh có nói làm bài tốt nhưng tôi không ngờ điểm cháu lại cao đến vậy. Suốt mấy năm trời bám mặt với công việc đồng áng, vợ chồng tui không có nổi một chiếc xe đạp tươm tất cho con. Mọi chi phí hầu hết nhờ thầy cô, anh em và các nhà hảo tâm hỗ trợ. Nhiều lúc cháu nó định bỏ học vì nhà quá nghèo, đi làm thuê kiếm vốn, nhưng các thầy cô cứ động viên, cuối cùng những nỗ lực của cháu cùng được đền đáp xứng đáng”.                                                                                                                        

Suốt 12 năm liền, Minh đều là học sinh giỏi. Năm học lớp 9 và lớp 11, em đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử - đây cũng là môn học em yêu thích nhất. Em cho biết cô Kim Dung - giáo viên bộ môn Lịch Sử chính là niềm cảm hứng, là động lực của em. Với em, cô Dung như người mẹ thứ hai đã động viên em rất nhiều trong học tập và cuộc sống.

Ngoài giờ học, Minh đi chăn bò, làm việc nhà và chăm em thay bố mẹ. Ảnh: PH
Ngoài giờ học, Minh đi chăn bò, làm việc nhà và chăm em thay bố mẹ. Ảnh: PH

Về bí quyết đạt kết quả cao kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, Minh cho rằng: “Với những môn Văn - Sử - Địa của khối C, sự siêng năng, cần cù là chưa đủ để có thể dung nạp lượng kiến thức khổng lồ từ sách vở. Phương pháp của em là lập sơ đồ tư duy, cố gắng xâu chuỗi lại với nhau, số liệu được mã hóa thành ngày, thành năm sinh của bạn bè, gia đình và người thân để dễ nhớ hơn". 

Bên cạnh việc học, Minh còn phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng. Bố mẹ đi làm thuê cuốc mướn suốt ngày đến tối mịt mới về, việc nhà cửa từ chăn bò, dọn dẹp, nấu cơm, rửa bát đến chăm và dạy cô em gái học bài, Minh đều lo đâu vào đấy. Ở trường, ngoài việc học, Minh còn nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào. Em vinh dự là một trong 10 học sinh của trường đã tham gia lớp đối tượng Đảng.

Nguyện vọng 1 của Minh là khoa Nhật Bản, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ước mơ của em là trở thành một đại sứ trong tương lai. Trước mắt, Minh hy vọng được ở trong Ký túc xá sinh viên và được nhận học bổng hỗ trợ để bố mẹ không thêm phần gánh nặng. Em cũng xác định sẽ tìm việc làm thêm để trang trải chi phí cho việc học và cuộc sống xa nhà.

Ước mơ của cô học trò nghèo là trở thành một đại sứ, để vươn tới ước mơ đó, em đặt mục tiêu vào học khoa Nhật Bản, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NVCC
Ước mơ của cô học trò nghèo là trở thành một đại sứ, để vươn tới ước mơ đó, em đặt mục tiêu vào học khoa Nhật Bản, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NVCC

Cô giáo Trần Việt Anh - giáo viên chủ nhiệm, dạy bộ môn Địa Lý lớp 12C6 chia sẻ đầy tự hào về Minh: “Gia đình khó khăn nhưng cô bé rất nghị lực. Nhà xa, hàng ngày em phải đạp xe cả chục km đến trường bằng chiếc xe đạp cũ. Minh học giỏi đều các môn từ lớp 10, em cũng rất chăm học và khiêm tốn".

Với hoàn cảnh hiện tại, có lẽ quãng đường phía trước của Minh sẽ còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Chúng ta cùng chúc cho cô học trò nghèo đầy nghị lực này may mắn và đạt được ước mơ của mình./.

Phương Hảo

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.