Đề xuất giải tán Hội Phụ huynh là hợp lý!

Những ngày vừa qua, trước tình trạng "loạn thu" trong các trường học, mà nguyên nhân là sự tiếp tay của Hội Phụ huynh, dư luận đã đặt ra đề xuất có nên giải tán Ban đại diện cha mẹ học sinh không (gọi theo thói quen là Hội Phụ huynh)?

Hội phụ huynh nhiều nơi được ví  là
Hội phụ huynh nhiều nơi được ví là "cánh tay nối dài của hiệu trưởng"... Ảnh minh họa

Phần lớn ý kiến các phụ huynh là nên dẹp bỏ tổ chức này vì cho rằng Hội Phụ huynh chỉ là “hội thu, hội vẽ ”; là “cánh tay nối dài”, là “tấm lá chắn”, “bức bình phong”, bia đỡ đạn”, thậm chí là “tay sai” cho hiệu trưởng các nhà trường.

Chỉ một số chuyên gia làm công tác quản lí giáo dục,họ không dễ gì đồng tình dẹp bỏ một tổ chức có nhiệm vụ to tát, quan trọng được Bộ GD&ĐT quy định trong điều lệ:

“Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ: Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.../hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh .../giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém v.v” (lược trích).

Nhưng thực tế, những nhiệm vụ quan trọng ấy chỉ nằm nguyên trên câu chữ! Ban đại diện phụ huynh, với khả năng và điều kiện của mình, họ làm sao thực hiện được những nhiệm vụ to tát chung chung như thế! (nói cho đầy đủ: nếu có thì chỉ là những lời phát biểu trong hội họp hay sơ tổng kết mà thôi).

Từ khi có điều lệ, chưa bao giờ Bộ kiểm tra đánh giá hiệu quả thực chất của Ban đại diện phụ huynh, còn các nhà trường thì luôn đánh giá hoạt động tốt.

Vậy thực tế, Ban đại diện phụ huynh ở các trường học đã hoạt động như thế nào và làm được những gì? Đã sát cánh với Hội hàng chục năm, chúng tôi xin tóm lược như sau:

Thứ nhất, Hội là điểm tựa để hiệu trưởng chứng minh “ba mặt một lời” kế hoạch xã hội hóa (thu những khoản gì, thu để làm gì), thực hiện mua sắm tu sửa cơ sở vật chất và những hoạt động giáo dục khác trong nhà trường là “rất khách quan, dân chủ”.

Có được điều dễ dàng đó vì Ban đại diện phụ huynh đầu năm học được kiện toàn bằng sự chọn lựa, sắp xếp, mạn đàm của hiệu trưởng, được ân hưởng một số quyền lợi, như con cái học hành được quan tâm hơn, được miễn giảm một số khoản đóng góp, được mời đi nhà hàng giao lưu... Trong mối quan hệ ấy, hiệu trưởng muốn nói gì làm gì, cứ việc. Cũng vì thế, chưa từng có Ban đại diện phụ huynh nào gây khó khăn cho hiệu trưởng.

Thứ hai, Ban đại diện phụ huynh giúp hiệu trưởng và nhà trường cố tình thực hiện sai điều lệĐiều lệ quy định rõ: “Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh - như: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, vệ sinh; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường (lược trích).

Bất chấp điều lệ, Hội vẫn đứng ra vận động các khoản tự nguyện cho nhà trường. Thực tế “một rừng” khoản thu của các trường đầu năm học 2017-2018 đã chứng minh: Ban đại diện phụ huynh đã cố tình làm sai điều lệ là sự thậtĐiều đáng nói ở đây là, cho dù cố tình làm sai thì chẳng ai kỷ luật được họ.

Thứ ba, nói như Tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: “Ban đại diện phụ huynh không làm được gì cho học sinh ngoài việc mua quà cho thầy cô ngày lễ tết”. Xin nói thêm: Ban đại diện phụ huynh còn thăm hỏi, tổ chức ngày 20/11 cho thầy cô; “chịu trận” cho hiệu trưởng khi có Đoàn kiểm tra các khoản thu tự nguyện.

Từ thực tế trên có thể nói, sự tồn tại của Ban đại diện phụ huynh là lợi bất cập hại. Chỉ làm được những việc cỏn con thì chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Do đó, theo tôi, giải tán Ban đại diện phụ huynh là phù hợp với nhiều ý kiến đã đề xuất.

Không có Ban đại diện phụ huynh, không có cánh tay nối dài, không có tấm lá chắn cho hiệu trưởng sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng lạm thu như hiện nay của các nhà trường. Tuy nhiên để giảm tình trạng lạm thu đến mức tối đa, đòi hỏi phải có một số giải pháp quản lý chặt chẽ khác nữa.

Theo Dân trí

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.