Các trường THPT ngoài công lập: Khó tuyển đủ chỉ tiêu

(Baonghean) - Kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trong khi các trường công lập đang lần lữa để đưa ra mức điểm chuẩn nhằm lựa chọn những thí sinh có điểm đầu vào cao thì các trường ngoài công lập lại thấp thỏm lo cho số phận của mình…

Năm học 2014 – 2015, toàn tỉnh có hơn 32.000 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT nhưng chỉ tiêu cho hơn 100  trường công lập đã lên đến 28.040 em. Còn lại khoảng 5.000 học sinh nhưng lại là cuộc cạnh tranh của 22 trường dân lập và 21 trung tâm giáo dục thường xuyên trong cả tỉnh. 

Chỉ cách đây vài năm, Trường THPT Nguyễn Thức Tự - ngôi trường bán công duy nhất của huyện Nghi Lộc được xem là cứu cánh cho nhiều học sinh không thi đậu vào các trường cấp III công lập của huyện. Cũng trong thời kỳ cao điểm đó, mỗi một năm nhà trường tuyển từ 8 – 10 lớp 10, cao nhất có những khóa lên đến 500 học sinh. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học, nhà trường đã tiết kiệm, huy động mọi nguồn đóng góp của người dân xây dựng 2 dãy nhà cao tầng với 20 phòng học, 3 phòng thực hành, 2 phòng Tin học với trang, thiết bị khá đầy đủ. Nhưng, về trường thời điểm hiện tại, dù bảng thông báo tuyển sinh vào lớp 10 đã dán cách đây hơn 1 tháng nhưng cho đến nay trường chỉ mới tuyển được khoảng 50 học sinh, trong khi đó chỉ tiêu mà Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho trường là 4 lớp với khoảng 120 học sinh. Năm học trước, nhà trường được giao chỉ tiêu 5 lớp nhưng rồi cũng chỉ tuyển được 3 lớp.
Thầy giáo Nguyễn Đức Du, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thức Tự cho biết: Chưa bao giờ công tác tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh cấp III cho các trường ngoài công lập lại khó khăn như hiện nay. Riêng với địa bàn Nghi Lộc, có tới 5 trường THPT công lập, phân bổ đều cho tất cả các vùng. Số học sinh lớp 9 vừa tốt nghiệp, nếu căn ke thì cũng chỉ đủ cho các trường công lập. Đó là chưa kể một số lượng lớn học sinh chiếm từ 15 – 20% sẽ không tiếp tục học thêm cấp III, chuyển sang học nghề hoặc bỏ học vì nhiều lý do khác. Do đó, cơ hội cho các trường ngoài công lập rất nhỏ, thậm chí có thể khẳng định là hết sức hạn hữu. Bên cạnh đó, ông cũng băn khoăn nhiều về chủ trương phân luồng ở bậc học THCS hiện nay.
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, phân luồng cho học sinh phải trên tinh thần tự nguyện. Thế nhưng, hiện tại không ít trường vì lo ngại nếu thi đại trà kết quả thi vào lớp 10 của trường sẽ thấp, ảnh hưởng đến thành tích của trường nên hạn chế không cho học sinh theo học cấp III. Trong khi đó, rất nhiều phụ huynh vẫn có điều kiện, vẫn có nguyện vọng cho con có bằng tốt nghiệp cấp III trước khi học trường nghề. Ông Hoàng Phúc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Yên cho biết: Năm học này, khối lớp 9 vừa ra trường có 103 học sinh nhưng chỉ có 72 học sinh thi vào THPT, 10 học sinh hiện thực hiện chủ trương phân luồng đã đăng ký vào học trường trung cấp dạy nghề của huyện. Số còn lại chưa biết thế nào. 
Giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi kiểm tra hồ sơ đăng ký nhập học của học sinh.
Giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi kiểm tra hồ sơ đăng ký nhập học của học sinh.
Ngôi trường tư thục đầu tiên của Thành phố Vinh, điểm sáng trong phong trào xã hội hóa giáo dục 10 năm trước của ngành Giáo dục Nghệ An là Trường THPT Nguyễn Trãi cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Thầy giáo Dương Xuân Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường còn ví đây là thời kỳ “đại khủng hoảng” bởi chưa bao giờ nhà trường rơi vào tình trạng tồi tệ, khó khăn như hiện nay khi mà mỗi năm học nhà trường chỉ tuyển được khoảng 1 lớp học khối lớp 10. Không có học sinh, giáo viên trong trường chuyển công tác sang trường khác; giáo viên phải chia sẻ với nhà trường trong việc đóng bảo hiểm xã hội và nếu tình trạng này còn kéo dài việc giải thể rất có nguy cơ xảy ra. Trên địa bàn toàn tỉnh,  thời gian qua cũng đã có 2 trường ở Thị xã Thái Hòa và huyện Diễn Châu đóng cửa vì không tuyển được học sinh. Một trường học ở huyện Đô Lương cũng đang rục rịch xin giải tán vì thiếu học sinh, thiếu kinh phí hoạt động.
Lý giải về khó khăn hiện nay, nhiều hiệu trưởng trên địa bàn Thành phố Vinh thừa nhận, đó là bởi quy mô dân số giảm. Những năm trước, một năm Thành phố Vinh có khoảng trên 4.000 học sinh lớp 9 tốt nghiệp, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 3.000 học sinh. Số lượng học sinh giảm nhiều, trong khi quy mô trường lớp không thay đổi, chỉ tiêu vào các trường cấp III công lập vẫn giữ nguyên nên cơ hội cho các trường ngoài công lập thu lại là một điều dễ hiểu. Bản thân các trường công lập, nhiều trường còn không tuyển đủ thí sinh, thậm chí phải hạ điểm hai ba lần mới tuyển đủ. Thầy giáo Dương Xuân Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi thẳng thắn thừa nhận: Trường ngoài công lập không thể cạnh tranh bình đẳng với các trường công lập, từ điều kiện cơ sở vật chất đến các chính sách ưu tiên và cả bề dày thương hiệu.
Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc tuyển sinh ở các trường cấp III ngoài công lập cũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý của ngành Giáo dục. Đó là, nên hay không nên duy trì quá nhiều các trường ngoài công lập như hiện nay. Và nếu xóa bỏ thì 4 - 5 năm tới, khi quy mô dân số trở về với ngưỡng tăng cao thì học sinh sẽ học ở đâu và các trường THPT công lập liệu có “kham” nổi. Về điều này, theo ông Phạm Dũng Tiến, Hiệu trưởng Trường THPT VTC cho rằng: Sở Giáo dục - Đào tạo nên linh động trong việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh của các trường, căn cứ vào số lượng học sinh để chia chỉ tiêu hợp lý giữa các trường, tránh tình trạng nơi quá tải, nơi không tuyển sinh được như hiện nay. Đồng thời, cần lưu ý đến việc phân luồng, phải dựa trên tinh thần tự nguyện. Quan trọng hơn nữa là các trường phải tự đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thương hiệu, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới và tạo được lòng tin cho nhân dân.
Mỹ Hà

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.