Thợ mộc người Đức gây bất ngờ với phát minh "van tránh thai"

Một thợ mộc người Đức vừa phát minh ra một biện pháp kế hoạch hóa gia đình mới dành cho nam giới, sử dụng một công cụ có khả năng điều chính lượng tinh dịch.
 (Nguồn: ydailynews.com)
(Nguồn: ydailynews.com)
Theo tạp chí Spiegel của Đức, anh Clemens Bimek cho biết đã tìm ra cách gắn một chiếc van gỗ vào âm nang của nam giới, cho phép khống chế dòng tinh dịch xuất ra.
“Tôi đã tham vấn ý kiến của nhiều bác sỹ, và hầu hết họ không nghĩ tôi nghiêm túc. Nhưng vẫn có một số người động viên tôi thực hiện ý tưởng này và giúp đỡ tôi.”
Tới lúc này, Bimek là người duy nhất đã cấy chiếc van đặc biệt này vào người. Thiết bị do chính anh sáng chế dài chưa tới 1 inch (2,54 cm), nặng chưa đầy 1/10 ounce (2,8 g) và được đặt vào ống dẫn tinh của Bimek.
Hartwig Bauer, bác s​ỹ tiết niệu đã thực hiện ca phẫu thuật gắn van cho Bimek cho biết việc cấy ghép chiếc van này là một lựa chọn tốt hơn so với thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên, người đại diện Hiệp hội Bác s​ỹ tiết niệu tại Đức, Wolgang Buhmann không đồng tình với nhận xét này.
“Theo đánh giá của tôi, việc gắn chiếc van này có thể gây sẹo cho ống dẫn tinh,” ông cho biết. Vết sẹo sẽ ngăn dòng tinh dịch ngay cả khi van đang mở, và cái van có thể bị bít lại nếu cứ để nguyên như vậy.
Anneke Loos, giám đốc trung tâm thử nghiệm các sản phẩm y học ở Hannover cho biết có thể sử dụng chiếc van do Bimek chế tạo cho phẫu thuật gấy ghép ở những bộ phận khác trên cơ thể. Câu hỏi duy nhất còn lại là liệu cái van có gây ra vấn đề gì khi được cấy ghép hay không.
Chiếc van đặc biệt này sẽ được cấy ghép cho 25 người đàn ông tham gia thử nghiệm, bắt đầu từ đầu năm nay./
Theo TTXVN

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.