Giao tranh dữ dội ở Myanmar, 400 người thiệt mạng

Tình hình ở Myanmar đang rất nguy hiểm với sự bùng phát giao tranh giữa quân đội chính phủ và nhóm phiến quân Rohingya khiến nhiều người chết.

Xung đột giữa nhóm phiến quân Hồi giáo Rohingya và quân đội chính phủ trong một tuần qua tại bang Rakhine, phía tây bắc Myanmar, đã khiến ít nhất 400 người thiệt mạng, hàng chục nghìn người khác phải chạy trốn sang Bangladesh.

Binh sĩ Myanmar. Ảnh: BBC.
Binh sĩ Myanmar. Ảnh: BBC.

Hôm 1/9, quân đội Myanmar thông báo, 370 tay súng Rohingya đã bị tiêu diệt, 15 binh lính quân đội và 14 dân thường cũng đã thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự tại bang Rakhine trong hơn một tuần qua.

Trong khi đó, số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy, ít nhất 38.000 người Myanmar, chủ yếu là người dân tộc thiểu số Rohingya đã chạy sang Bangladesh.

Hiện tại, vẫn còn khoảng 20.000 người khác đang bị mắc kẹt tại biên giới giữa hai nước. Nhiều người trong số này đang bất chấp nguy hiểm bơi qua sông Naf, biên giới tự nhiên giữa 2 nước, để sang Bangladesh.

Hôm 1/9, 18 thi thể đã được tìm thấy bên bờ sông phía Bangladesh, nâng tổng số người chết đuối lên 41 người.

Trước tình hình đó, hôm qua (1/9), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại trước các thông tin về các hoạt động quân sự của chính phủ Myanmar tại bang Rakhine, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, giảm căng thẳng để tránh một thảm họa nhân đạo.

Bạo lực bùng phát kể từ ngày 25/8 vừa qua, khi nhóm phiến quân Hồi giáo thuộc cộng đồng thiểu số Rohingya tấn công hàng chục trụ sở cảnh sát tại bang Rakhine. Để đáp trả, quân đội chính phủ đã tiến hành các chiến dịch truy quét đẫm máu tại khu vực này./.

Theo VOV

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.