Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng tìm nước cho học trò

(Baonghean.vn) - Vào đầu năm học mới, nhiều trường học ở vùng cao Nghệ An thiếu nước trầm trọng. Một số đường ống dẫn nước bị hư hỏng, tắc nghẽn do mưa lũ. Trước tình hình đó, các giáo viên phải băng rừng tìm nước cho các em học sinh.
Sau những ngày mưa lũ, nhiều trường học ở huyện vùng cao Kỳ Sơn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Với số lượng học sinh ăn, ở bán trú tại các trường lớn nên nguồn nước là vấn đề rất được quan tâm sau khi các em trở lại trường. Do đó, sau mỗi buổi lên lớp, giáo viên lại phải chia nhau băng qua các cánh rừng để tìm nước về trường. Ảnh: Đào Thọ
Sau những ngày mưa lũ, nhiều trường học ở huyện vùng cao Kỳ Sơn thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Với số lượng học sinh ăn, ở bán trú tại các trường lớn nên nguồn nước là vấn đề rất được quan tâm sau khi các em trở lại trường. Do đó, sau mỗi buổi lên lớp, giáo viên lại phải chia nhau băng qua các cánh rừng để tìm nguồn nước về trường. Ảnh: Đào Thọ
Tại trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn, hệ thống nước được lấy từ nguồn cách trường 5 km. Sau thời gian nghỉ hè, đường ống bị hư hỏng, tắc nghẽn nặng nề, nhiều giáo viên đã phải lần mò từng điểm nối trên các cánh rừng để kiểm tra. Ảnh: Đào Thọ
Tại trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn, hệ thống nước được lấy từ nguồn cách trường 5 km. Sau thời gian nghỉ hè, đường ống bị hư hỏng, tắc nghẽn nặng, nhiều giáo viên đã phải lần mò từng điểm nối trên các cánh rừng để kiểm tra. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Nguyễn Ngọc Lâm - giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn cho hay: “Chúng tôi phải đi từng điểm nối, đào ống nước lên để mở ra kiểm tra. Hư hỏng, tắc nghẽn chỗ nào thì xử lý chỗ đó. Khổ nhất là trời mới mưa xong, vắt bám đầy người, phải chui trong từng bụi rậm để lần mò đường ống dẫn nước”. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Nguyễn Ngọc Lâm - giáo viên Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn cho hay: “Chúng tôi phải đi từng điểm nối, đào ống nước lên để mở ra kiểm tra. Hư hỏng, tắc nghẽn chỗ nào thì xử lý chỗ đó. Khổ nhất là trời mới mưa xong, vắt bám đầy người, phải chui trong từng bụi rậm để lần mò đường ống dẫn nước”. Ảnh: Đào Thọ 
Những điểm nối được chôn dưới đất, giáo viên phải dùng vam mở khóa để tháo ra. Ảnh: Đào Thọ
Những điểm nối được chôn dưới đất, giáo viên phải dùng vam mở khóa để tháo ra. Ảnh: Đào Thọ
Sau mỗi lần mở được ống nước trên rừng, người các thầy giáo lấm lem bùn đất, quần áo ướt sũng. Ảnh: Đào Thọ
Sau mỗi lần mở được ống nước trên rừng, người các thầy giáo lấm lem bùn đất, quần áo ướt sũng. Ảnh: Đào Thọ
Một số điểm bị đứt gãy, nước phun ra tung tóe, muốn xử lý được họ phải chịu ướt để dùng dây giun cố định lại. Ảnh: Đào Thọ
Một số điểm bị đứt gãy, nước phun ra tung tóe, muốn xử lý được họ phải chịu ướt để dùng dây cố định lại. Ảnh: Đào Thọ
Ở những nơi khác, nhiều giáo viên phải chui vào bụi rậm gai góc để kéo ống dẫn thay lại đường nước. Ảnh: Đào Thọ
Ở những nơi khác, nhiều giáo viên phải chui vào bụi rậm gai góc để kéo ống dẫn thay lại đường nước. Ảnh: Đào Thọ
Sau nhiều ngày băng rừng, nước đã về để học sinh sinh hoạt. “Học sinh vùng cao khi thiếu nước thường ra khe suối tắm giặt gây nguy cơ về đuối nước là rất cao. Do vậy, chúng tôi đã chỉ đạo các trường phải đảm bảo đủ nơi ăn, chốn ở, nguồn nước cho các em sử dụng để tạo sự yên tâm cho các em học tập ” – thầy Phan Văn Thiết, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho hay.
Sau nhiều ngày băng rừng, nước đã về để phục vụ cho các em học sinh. “Học sinh vùng cao khi thiếu nước thường ra khe, suối tắm giặt gây nguy cơ về đuối nước rất cao. Do vậy, chúng tôi đã chỉ đạo các trường phải đảm bảo đủ nơi ăn, chốn ở, nguồn nước cho các em sử dụng để tạo sự yên tâm cho phụ huynh và các em học tập” – thầy Phan Văn Thiết - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho hay. Ảnh: Đào Thọ

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.