Giọt nước tràn ly

(Baonghean) - Hố sâu mâu thuẫn tại Ai cập có nguy cơ gia tăng khi Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Ibrahim cáo buộc tổ chức Anh em Hồi giáo và phong trào vũ trang Hamas của Palestine có dính líu tới vụ đánh bom đẫm máu tại quốc gia này.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Ibrahim chỉ trích phong trào Hamas - lực lượng đang kiểm soát Dải Gaza của Palestine - đã "hỗ trợ hậu cần" cho những kẻ khủng bố thực hiện vụ tấn công vừa nêu. Cáo buộc được đưa ra sau vụ việc một xe bom phát nổ gần trụ sở cảnh sát Thành phố Mansoura khiến 16 người thiệt mạng và hơn 130 người khác bị thương hôm 25/12. Đây không chỉ là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào lực lượng an ninh Ai Cập kể từ cuộc chính biến lật đổ chính quyền của Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi đầu tháng 7 năm ngoái, mà nó còn cho thấy rõ những diễn biến chính trị nguy hiểm mới có thể cuốn Ai cập vào vòng xoáy khủng hoảng.

Ai Cập đối mặt với căng thẳng.
Ai Cập đối mặt với căng thẳng.
Tất nhiên, tổ chức Anh em Hồi giáo và phong trào Hamas đã phủ nhận những cáo buộc vừa nêu. Trong đó, phong trào Hamas đã phủ nhận mọi sự dính líu đến các cuộc tấn công ở Ai Cập, đồng thời cho rằng các cáo buộc nói trên là "sai lầm và vô căn cứ". Khoan chưa bàn đến việc nhóm nào là thủ phạm của vụ tấn công vừa nêu, nhưng một điều rõ ràng là vụ việc mới này đang khiến hố sâu ngăn cách giữa Chính phủ Ai cập và các phong trào chính trị thêm rộng hơn. Cần nhắc lại rằng chỉ cách đây một tuần, ngày 25/12, Chính phủ Ai cập đã tuyên bố phong trào Anh em Hồi giáo (MB) của Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi là một tổ chức khủng bố, đồng thời cấm mọi hoạt động của nhóm này, kể cả biểu tình. Thậm chí, chính phủ nước này còn sung công tài sản của gần 600 thủ lĩnh Anh em Hồi giáo. Những phản ứng cứng rắn từ phía chính phủ ngày càng đẩy Anh em Hồi giáo nói riêng và các tổ chức Hồi giáo khác nói chung tại Ai cập xa rời quỹ đạo đối thoại chung, đồng thời nới rộng hơn khoảng cách giữa các bên. Và giới phân tích cho rằng việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ai cập cáo buộc tổ chức Anh em Hồi giáo và phong trào vũ trang Hamas là thủ phạm vụ đánh bom đẫm máu hôm 25/12 vừa qua, sẽ tiếp tục làm "giọt nước tràn ly"; đẩy sự việc lên đỉnh điểm căng thẳng mới khó có thể vãn hồi.
Thực ra, những gì diễn ra hiện nay tại Ai cập là hệ quả của những chia rẽ tồn tại nhiều năm nay, giữa phe thế tục và phe hồi giáo, giữa các sắc tộc và giữa chính các tôn giáo với nhau. Thời kỳ cầm quyền của cựu Tổng thống Morsi là một ví dụ. Trong một năm qua, mâu thuẫn giữa Tổng thống với các cơ quan tư pháp vốn bị cáo buộc là "tàn dư của chế độ cũ" tiếp tục diễn ra gay gắt. Bất đồng xảy ra liên tục giữa phe Hồi giáo ủng hộ ông Morsi và phe đối lập ủng hộ giới thẩm phán xung quanh những tranh cãi về dự luật bầu cử quốc hội do Hội đồng Shura (Thượng viện Ai Cập) đề xuất trước đây cũng như cuộc trưng cầu ý dân sắp tới. Tình trạng bế tắc chính trị, kinh tế tồi tệ và một xã hội bị chia rẽ sâu sắc trong một năm qua khiến mâu thuẫn ngày càng gia tăng, trước, trong và tiếp sau thời kỳ năm quyền của ông Morsi. Giới phân tích cho rằng tình hình bất ổn tại Ai cập nhiều khả năng sẽ gia tăng trong thời gian tới khi Anh em Hồi giáo chính thức bị gạt khỏi tiến trình chính trị ở quốc gia này. 
Điều nguy hiểm là, không chỉ các phe phái sắc tộc ở Ai cập bị cuốn sâu vào vòng xoáy khủng hoảng và "cơn gió bất ổn Cairo" đang kéo cả khu vực chìm xuống đáy. Trong một tuyên bố trên mạng xã hội Facebook, người phát ngôn của Hamas nhấn mạnh rằng những cáo buộc về sự dính líu của phong trào này trong vụ đánh bom ở Mansoura là một "âm mưu nhằm xuất khẩu cuộc khủng hoảng nội bộ ở Ai Cập" và bóng gió nói đến chuyện sẽ trả đũa chính quyền quân sự Ai cập. Hamas hiện có khá nhiều mối quan hệ với các nhóm Hồi giáo khác nhau tại Lebanon, Lybia, Syria và Yemen. Và một khi "kết nối", Hamas và các phong trào Hồi giáo khác sẽ trở thành thách thức lớn nhất đối với chính quyền Ai cập.
Một chính sách hòa giải dân tộc sẽ giúp chính quyền lâm thời Ai Cập giảm bớt những nguy cơ đe dọa từ trong nước và bên ngoài hiện nay. Song, có thực hiện được mục tiêu này hay không lại là câu hỏi khó đối với chính quyền Cairo. Dư luận lo ngại tình hình Ai cập sẽ có những diễn biến xâu hơn trong những ngày tới.
H. Điệp

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.