Giữ gìn hình ảnh người thầy

Nội dung: Mỹ Hà, Kỹ thuật: Thành Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Đạo đức nhà giáo là vấn đề đang được dư luận rất quan tâm trong thời gian gần đây. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư, Tiến sĩ Thái Văn Thành - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, hiện là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An.

P.V: Thưa GS.TS Thái Văn Thành, tôi biết ông đã có gần 30 năm công tác trong ngành Giáo dục, trong đó phần lớn thời gian gắn bó với công tác đào tạo, bồi dưỡng sinh viên ngành Sư phạm. Vậy lâu nay, việc bồi dưỡng đạo đức, nhân cách của người thầy giáo, cô giáo trong các trường sư phạm được thực hiện như thế nào? Có khó khăn nào trong giai đoạn hiện nay?

GS.TS Thái Văn Thành: Các trường sư phạm được ví như là “máy cái” để đào tạo giáo viên và tạo nguồn nhân lực cho quốc gia. Chính vì thế, trong môi trường sư phạm rất chú trọng đến sự mẫu mực của người thầy. Người thầy dù ở thời đại nào cũng phải có các năng lực để hiểu trẻ, giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ, tận tụy, tâm huyết với nghề nghiệp...

Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ mới như hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng trí thức, công nghệ 4.0, yêu cầu của xã hội đối với giáo viên cần cao hơn. Mặc dù vậy, nhìn nhận khách quan thì hiện nay chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của người thầy giáo. Lý do bởi hiện nay sinh viên sư phạm ra trường khó xin được việc làm nên các trường sư phạm khó tuyển học sinh giỏi, xuất sắc. Và, một khi đầu vào không giỏi thì việc đào tạo sẽ có sự khác biệt, khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ở các trường sư phạm hiện phần lớn đang đào tạo theo hướng tiếp cận nội dung. Trong khi đó, để đáp ứng yêu cầu của thầy giáo trong xã hội hiện nay, chương trình đào tạo phải sang hướng tiếp cận năng lực, hình thành chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu mới, bổ sung năng lực mới. Đặc biệt là năng lực thích ứng, tư duy phản biện, tư duy toàn cầu, xử lý xung đột, kiểm soát hành vi và phòng, chống các tệ nạn như bạo lực học đường.

P.V: Dù ở thời đại nào thì người thầy luôn là một chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo. Thế nhưng, hiện nay, không ít giáo viên đã có những hành động “lệch chuẩn” với những cách ứng xử phản cảm, thiếu nhân cách... Là một người đã có nhiều năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, ông có suy nghĩ gì khi có những nhận định cho rằng “đạo đức người thầy đang xuống cấp”

GS.TS Thái Văn Thành: Đã là thầy giáo, cô giáo thì phải mẫu mực, mẫu mực cả trong lớp, ngoài trường và trong cuộc sống. Cũng chính vì thế, xã hội luôn yêu cầu cao về người thầy giáo và trân trọng, tôn vinh nghề dạy học.

Thực sự đáng tiếc khi gần đây có hiện tượng giáo viên bạo lực học đường, xúc phạm nhân phẩm học sinh. Tuy vậy, cá nhân tôi cho rằng đây chỉ là một vài trường hợp riêng lẻ. Không thể dựa vào số ít này để khái quát rằng “đạo đức người thầy đang xuống cấp” được. Quanh ta vẫn có rất nhiều tấm gương tận tụy, tâm huyết hết lòng vì học sinh, vì sự tiến bộ của học sinh và phải tin tưởng đại đa số thầy giáo, cô giáo vẫn luôn mẫu mực trong sáng, hết lòng vì học trò.

P.V: Rõ ràng, những “con sâu” đang “làm rầu nồi canh” và vô hình trung ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp mà bao nhiêu năm ngành Giáo dục đang xây dựng. Phải chăng vì hiện nay, các thầy, cô giáo đang chịu quá nhiều áp lực?.

GS.TS Thái Văn Thành: Đúng vậy, do yêu cầu phát triển của xã hội nên cũng đã tác động và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Chẳng hạn khi hội nhập quốc tế sâu sẽ du nhập nhiều luồng văn hóa khác nhau, có cả tốt và xấu. Trong khi đó, học sinh các em chưa có đủ độ chín về nhân cách để bài xích các tệ nạn xã hội nên yêu cầu người thầy giáo phải hiểu, nắm rõ và có bản lĩnh để giúp học trò của mình vượt qua cám dỗ, phấn đấu thành học sinh ngoan.

Tôi vẫn nhớ cô giáo chủ nhiệm lớp của chúng tôi ngày cấp III. Ngày ấy tôi và các bạn vì còn ngây ngô nên không ít lần vi phạm. Thế nhưng, cô luôn khoan dung với chúng tôi bằng tình cảm thực sự, như người chị, người mẹ, người cô. Cô cũng thường liên lạc với phụ huynh, có vấn đề gì sẽ định hướng để phụ huynh có cách thức giáo dục và giám sát con em mình. Việc trách phạt cũng rất khéo, mục đích để học sinh nhận ra lỗi lầm và có sự giúp đỡ, gần gũi để học sinh tiến bộ từng ngày.

P.V: Hiện nay, nếu xét về các tiêu chí, đội ngũ giáo viên của Nghệ An được đánh giá là chuẩn và trên chuẩn. Nhưng, ngoài Luật Viên chức, nhà giáo còn bị điều chỉnh bởi quy định về đạo đức nhà giáo và 11 điều cấm (theo Quyết định 16/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Ông đánh giá thế nào về việc thực hiện những quy định này tại các trường học trên địa bàn tỉnh?

GS.TS Thái Văn Thành: Nghệ An là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học nên cũng sản sinh ra nhiều thầy giáo giỏi, có uy tín và có cá tính. Giá trị lớn nhất đó là tạo nên thương hiệu “ông đồ xứ Nghệ”.

Những năm qua, việc thực hiện 11 điều cấm trong đội ngũ giáo viên tỉnh nhà được thực hiện khá bài bản và đồng bộ. Dẫu vậy, trong bối cảnh hiện nay, do áp lực xã hội nên không tránh khỏi những tác động lên giáo viên. Chắc chắn trong ngành vẫn còn những giáo viên không kiểm soát tâm lý, không có bản lĩnh và vẫn tạo ra những hành vi lệnh lạc. Ngoài ra, cũng không tránh khỏi trong hàng vạn người có một vài người cá tính... Quan điểm của ngành nếu yếu về chuyên môn thì sẽ đào tạo, bồi dưỡng. Nhưng, nếu vi phạm đạo đức nhà giáo thì ngành sẽ xử lý nghiêm.

P.V: Thời gian qua, dù mới nhận nhiệm vụ nhưng ông đã dành khá nhiều thời gian để đến với những trường học vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đó cũng là nơi còn rất nhiều khó khăn trong công tác dạy và học, chất lượng chưa đồng đều. Liệu ở đây, đội ngũ giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ?

GS.TS Thái Văn Thành: Qua các chuyến đi giúp tôi hiểu sâu hơn thực tiễn và khó khăn, gian nan vất vả của ngành Giáo dục, của đội ngũ thầy, cô giáo và học sinh. Ở đây, có rất nhiều gương sáng tận tụy và nếu chấm điểm về sự tâm huyết, chắc chắn đều trên chuẩn.

Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau, chất lượng giáo viên vùng cao còn nhiều bất cập. Một số giáo viên do tuổi đã cao nên để đáp ứng yêu cầu mới rất khó khăn và chắc chắn sẽ phải tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo. Tôi cũng đã chỉ đạo các phòng Giáo dục huyện miền núi phải có đánh giá đúng thực chất với cách làm mềm dẻo, tế nhị, không ảnh hưởng đến uy tín của các thầy, cô giáo. Phải biết giáo viên đang yếu cái gì, thiếu cái gì để bồi dưỡng cái đó, để có thể đạt chuẩn và trên chuẩn. Quan điểm của tôi là có nhiều cách để đánh giá nhưng đánh giá để tạo ra mặc cảm cho giáo viên là không nên.

P.V: Sinh thời, Bác Hồ đã nhận định: “Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi”. Vậy thời gian tới, ngành Giáo dục phải có những thay đổi gì để có thể xây dựng được đội ngũ giáo viên tỉnh nhà “vừa hồng, vừa chuyên” và để người thầy được trở về đúng với vị thế của mình?

GS. TS Thái Văn Thành: Để nâng cao đội ngũ giáo viên của tỉnh, trước hết phải nâng cao nhận thức đội ngũ quản lý. Người đứng đầu các nhà trường ngoài chuyên môn, phải có tâm huyết, trách nhiệm tầm nhìn và sáng tạo. Trong đó, có tầm nhìn để lãnh đạo dẫn dắt nhà trường mà mình phụ trách đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển và đi lên. Sáng tạo để quản lý sự thay đổi, để có những ý tưởng mới, để có cải tiến trong công tác chỉ đạo dạy học, cải tiến trong công tác tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và thân thiện.

Ngành cũng phải rà soát đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, rà soát đúng năng lực của họ để xây dựng đội ngũ cốt cán thực sự vững mạnh. Trên cơ sở đó, họ sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo viên, tạo ra môi trường chia sẻ, lan tỏa, hợp tác trong toàn ngành. Chúng tôi cũng sẽ tham mưu cho UBND tỉnh có những cơ chế chính sách, làm sao để cho các nhà trường tự chủ, được sáng tạo, được phát triển. Giáo viên, cán bộ quản lý có cơ chế để thi đua dạy và học. Đồng thời, phải xây dựng được các mô hình nhà trường tiên tiến để làm nòng tốt, đầu tàu dẫn dắt các trường phổ thông khác.

P.V: Xin cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Thái Văn Thành!

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.