Giúp nông dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19

Ông Phạm Hồng Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Hưng Nguyên cho biết: Nếu như các năm trước, mỗi năm chúng tôi hỗ trợ khoảng 14 mô hình gà và 6 mô hình lợn cho các xã trọng điểm về chăn nuôi trên địa bàn huyện thì năm 2020, việc hỗ trợ này bị hạn chế.
Bên cạnh nguồn kinh phí hạn hẹp thì thiên tai, dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hỗ trợ cho các hộ gia đình. Cụ thể, hiện nay trên thị trường, giá lợn giống, gà giống đã tăng gấp nhiều lần so với năm 2019; giá vật tư, thức ăn chăn nuôi cũng tăng lên đáng kể, không những thế, nhiều người dân chưa dám tái đàn vì hiện dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm vẫn đang tiềm ẩn.

Còn tại phường Nghi Hải (TX. Cửa Lò), các đơn vị chế biến, kinh doanh hải sản cũng đang trải qua một năm làm ăn gian khó. Làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang I có 84 hội viên, là đơn vị sản xuất nước mắm lâu năm, có thương hiệu trên thị trường và việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất luôn được các hội viên đặt lên hàng đầu.
Tại xã Diễn Trung, địa phương có truyền thống nuôi tôm trên địa bàn huyện Diễn Châu những năm trở lại đây, nhiều mô hình nuôi tôm sinh học được áp dụng và bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc bắt tay vào xây dựng mô hình này cũng gặp không ít khó khăn.

Ông Ngô Xuân Đại ở xóm 4, xã Diễn Trung cho biết: Việc nuôi tôm sinh học đòi hỏi nguồn kinh phí ban đầu lớn, người chăn nuôi phải trang bị các kiến thức canh tác mới nên một số hộ gặp khó khăn trong việc tiếp thu.
Bên cạnh đó, hiện nay các chế phẩm sinh học và chất cải tạo môi trường nuôi tôm cũng tràn lan trên thị trường với nhiều chủng loại khác nhau, mức giá khác nhau. Đặc thù của việc nuôi tôm là chỉ cần sai một công đoạn là có thể mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ, nên chúng tôi phải đối mặt với những rủi ro rất cao nếu mua phải các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Tại xã Diễn Trung (Diễn Châu) nhận biết được sự khó khăn của các hộ dân khi thực hiện mô hình nuôi tôm sinh học, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ các hộ dân vay vốn để đầu tư ao hồ, con giống. Tại các mô hình trồng trọt, chăn nuôi các thực phẩm còn lại, các cấp hội nông dân luôn đồng hành, hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn bà con thực hiện đúng các bước kỹ thuật để có những sản phẩm tốt nhất ra thị trường, bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về việc sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn luôn được các cán bộ hội nông dân chú trọng, phổ biến thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân.
Không chỉ quan tâm, chỉ đạo công tác sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An còn chỉ đạo các cấp hội tại cơ sở tăng cường giao lưu, liên kết với các đơn vị, các doanh nghiệp, các siêu thị trong và ngoài tỉnh để giúp bà con nông dân tiêu thụ nông sản an toàn, tăng thêm thu nhập./.
Từ khóa:
Tin liên quan

Hội Nông dân tỉnh tặng quà chúc mừng giáng sinh năm 2020

Hội Nông dân trao hơn 4.000 con gà giống cho Thanh Chương

Nông dân Tân Kỳ gắn bó với mía - cây trồng chủ lực

Nông dân Nghệ An tăng cường sản xuất thực phẩm, nông sản an toàn

Nông dân Nghệ An vào mùa vớt rươi
Các tin khác
-
Nghệ An thu gần 500 tỷ đồng thuế tài nguyên
-
Nhà vườn ở Nghệ An tất bật vào vụ hoa Tết
-
Crystal Bay và những kiệt tác kiến trúc tầm vóc quốc tế
-
Có thêm 2 cầu vượt lũ ở Thanh Chương, Con Cuông
-
Tràn lan lấn chiếm vỉa hè tại TP. Vinh dịp cuối năm
-
Nhiều diện tích mạ ở Nghệ An bị chết do rét đậm
-
Nghệ An: Giá sắn cao nhất trong 5 năm, trên 2 triệu đồng/tấn
-
Kiều hối về Việt Nam từ xuất khẩu lao động đạt 3 - 4 tỷ USD mỗi năm
-
'Ngày thứ Bảy vì dân' hỗ trợ hàng trăm gia đình ở thành phố Vinh gia hạn quyền sử dụng đất
-
Nghệ An: Lượng người đặt mua đào vườn chơi tết tăng đột biến
-
Hơn 400 con trâu, bò, lợn ở Nghệ An chết rét
-
Từ ngày mai (17/1), Nghệ An có rét đậm, rét hại