Hai địa chỉ thưởng thức cà phê muối ở cố đô Huế

Vị mặn từ muối tưởng như lạc lõng trong phin cà phê nhưng hóa ra lại càng làm nổi bật hương vị nồng nàn, nhất là khi được thưởng thức vào mùa mưa ở xứ Huế.

Tuy mới chỉ ra đời cách đây khoảng 6 năm, cà phê muối được người dân bản địa ưu ái xem là đặc sản cà phê xứ Huế, tựa như khi người ta nhắc đến cà phê trứng của Hà Nội. Món đồ uống có sự kết hợp lạ lẫm này trở thành niềm tự hào khi giới thiệu với du khách, bởi đến Huế mà chưa uống cà phê muối thì chưa thể gọi là đủ am tường về ẩm thực phong phú của cố đô.

hai-dia-chi-thuong-thuc-ca-phe-muoi-o-co-do-hue

Cà phê muối được pha bằng phin, việc chờ đợi khiến thức uống thêm phần hấp dẫn. Ảnh: Thảo Dung

Những phin cà phê nhôm đơn giản, không có bất kỳ sự kích thích nào về thị giác buộc người ta chú ý nhiều hơn đến chất lượng của những giọt cà phê đang tí tách rơi. Cà phê Huế vốn đã thơm nồng, ngây ngất vị đắng trên đầu lưỡi, lại thêm lớp sữa tươi lên men béo bùi, chút muối tinh mằn mặn, chỉ thoáng ngửi qua đã cảm nhận được hương vị không hề giống bất kỳ loại cà phê nào khác.

Có lẽ người sáng tạo ra món cà phê kỳ lạ này đã vận dụng bí quyết nho nhỏ trong nấu nướng, đó là cho vào một chút muối để làm nổi bật vị ngọt trong món ăn. Không cần đến các hương liệu hay chất phụ gia nào khác, muối góp phần làm tiết chế vị đắng gắt của cà phê và tôn vinh vị ngọt thơm của sữa.

hai-dia-chi-thuong-thuc-ca-phe-muoi-o-co-do-hue-1

Lớp bọt sữa mặn bùi nổi trên mặt cốc, rắc thêm bột cacao, được đánh đều trước khi thưởng thức. Ảnh: Instagram _thu_thu

Sự khéo léo trong pha chế cà phê muối nằm ở chỗ tỉ lệ các nguyên liệu phải được tính toán chuẩn xác, không quá ngọt béo, cũng không quá mặn nồng, giữ được vị cà phê đặc trưng.

Thả từng mẩu đá viên vào cốc, hớp từng ngụm nhỏ, vị cà phê có thể khiến thực khách cảm thấy chưa quen nhưng ấn tượng về nó thì còn đọng lại mãi, càng uống càng dễ nghiện. Nhịp sống ở xứ Huế không vội vã, uống một cốc cà phê muối cũng phải nhẩn nha để cảm nhận đầy đủ sự tinh tế của ẩm thực nơi đây.

Mỗi cốc cà phê muối có giá chỉ khoảng 15.000 đồng, phù hợp nhất là thưởng thức ở các quán cà phê vườn. Quán đầu tiên phục vụ cà phê muối là ở số 10 Nguyễn Lương Bằng, được đánh giá tốt nhất về hương vị. Cơ sở hai của quán ở 142 Đặng Thái Thân được đầu tư hơn về không gian, khách đến quán không chỉ để uống cà phê mà còn để chụp ảnh.

Theo VNE

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.