Hai khẩu súng thần công dưới lòng sông Lam

(Baonghean) - Cho đến ngày 16/8/2012, trong khi chài lưới trên sông Lam thuộc khu vực ngoài cầu Bến Thủy (Thành phố Vinh), anh Nguyễn Văn Bình, ngụ tại xóm 9, xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên) đã phát hiện 2 khẩu súng thần công. Ngay sau đó, anh Bình đã trục vớt 2 khẩu súng nói trên và thuê cần cẩu đưa về nhà cất giữ và trực tiếp báo cho Bảo tàng Nghệ An biết. Tiếp nhận thông tin, Bảo tàng Nghệ An đã làm việc với chính quyền địa phương và tiến hành khảo sát 2 hiện vật nói trên.

Qua khảo sát số đo kỹ thuật, bước đầu có thể khẳng định đây là khẩu súng thần công lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay tại địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (cho đến thời điểm hiện nay, đã phát hiện 6 khẩu súng thần công).

Theo anh Nguyễn Văn Bình, khẩu súng thứ 2 này được phát hiện và trục vớt trước khẩu súng đầu khoảng hơn 1 tháng. Khi chưa hiểu nó là súng thần công, anh Bình đã bán phế liệu. Khi phát hiện khẩu súng thứ 2, rồi thuê cẩu trục vớt lên, nghe mọi người nói đây là loại súng của thời phong kiến, anh Bình đến chuộc lại khẩu súng trước đó.

Do nằm dưới lòng sông đã lâu, toàn bộ thân súng bị hà bám và oxy hóa, nên chưa tìm thấy lạc khoản. Đoạn giữa thân súng có những mảnh gỗ bám chặt, đặc biệt còn có gông sắt để lại trên thân súng (có lẽ để giữ súng vào mặt sàn tàu). Một chi tiết quan trọng được anh Nguyễn Văn Bình cung cấp là: Khẩu súng nằm trong một chiếc tàu bị chìm dưới đáy sông Lam, cách cầu Bến Thủy khoảng 1.200m (hướng ra biển) và có độ sâu khoảng 15m. Độ dài của con tàu khoảng 40m, chiều rộng trên 10m, đà ngang con tàu có tiết diện 40cm x 4 cạnh. Bước đầu, chúng tôi đoán định: Khẩu súng thần công này là của một chiến hạm đã bị chìm tại đây vào khoảng thế kỷ 17 hoặc thế kỷ 18. Theo một số nhà nghiên cứu và tài liệu lịch sử cho biết, trước đây tại vùng sông này, thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh và Trịnh - Nguyễn phân tranh đã có nhiều cuộc thủy chiến xảy ra giữa binh lính Đàng trong và Đàng ngoài. Còn ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam cho biết: Trong thời kỳ phong kiến, quân đội Vua Lê - Chúa Trịnh đã đánh chìm một chiến hạm của Nhật hoàng ngay tại vùng hạ lưu sông Lam...

Để nghiên cứu về mọi phương diện lịch sử, văn hóa, khoa học liên quan đến khẩu súng và con tàu bị đắm, thiết nghĩ cần có sự quan tâm, giúp đỡ của Viện Khảo cổ học, sự phối hợp của một số cơ quan hữu quan để nghiên cứu thăm dò, trục vớt chiếc tàu đắm. Hiện tại, 2 khẩu súng thần công nêu trên đang được bảo quản tại Bảo tàng Nghệ An.

Nguyễn Đức Kiếm (Bảo tàng Nghệ An)

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.