Hai mục tiêu - một thời điểm của Công ty Thủy điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Hiện nay, công tác phòng, chống thiên tai và phòng, chống dịch Covid-19 được xác định là 2 mục tiêu trong cùng một thời điểm của Công ty Thủy điện Bản Vẽ.

Phương châm “4 tại chỗ”

Công trình thủy điện Bản Vẽ nằm trong vùng thường xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như tố, lốc, giông, sét, mưa đá… Các hiện tượng thời tiết này thường xảy ra nhanh, bất ngờ, thời gian hoạt động ngắn nên rất bị động trong việc phòng tránh. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai luôn được Công ty Thủy điện Bản Vẽ đặc biệt quan tâm.

Trước hết, Công ty thường xuyên tuyên truyền về công tác phối hợp với địa phương trong hoạt động vận hành cắt, giảm lũ trong mùa lũ, điều tiết nước chống hạn, phục vụ cho tưới tiêu cho vùng hạ du nhà máy, cũng như cảnh báo và cách phòng tránh tai nạn đuối nước cho người dân vùng hạ du khi sản xuất, đi lại tại các khu vực sông, suối hạ du của nhà máy.

anh
Nhiều hoạt động nhằm tăng cường thông tin, cảnh báo phòng tránh thiên tai cho vùng hạ du đã được Công ty Thủy điện Bản Vẽ tổ chức. Ảnh tư liệu

Đối với phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ năm 2021, Công ty đã phân tích, làm rõ về hiệu lệnh thông báo xả lũ tại đập tràn; các vị trí đặt hệ thống trạm cảnh báo bằng loa; các tình huống cơ bản và giải pháp xử lý để phòng, tránh lũ; giới thiệu các vị trí sơ tán người và tài sản khi có tình huống ngập lũ xảy ra, các vùng bị ảnh hưởng khi công trình xả lũ với lưu lượng lớn...

Đặc biệt, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ thường xuyên kiểm tra, đánh giá, bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý các khiếm khuyết thiết bị nhà máy, xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đó là: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Nguồn điện cấp cho các thiết bị phòng lũ luôn được dự phòng và sẵn sàng ở nhiều cấp độ. Các thông số quan trắc của nhà máy nằm trong phạm vi cho phép, công trình đảm bảo an toàn để ứng phó thiên tai trong mọi tình huống.

anh
Ca vận hành của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Ảnh tư liệu

Hàng năm, người lao động được trang bị những kỹ năng xử lý các tình huống bất trắc khi có lũ xảy ra thông qua việc thực hiện diễn tập phương án ứng phó thiên tai. Nhân lực thực hiện công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tại chỗ được trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ để xử lý kịp thời hư hỏng hoặc sự cố có thể gây nguy hại cho công trình.

Ngay từ đầu mùa mưa bão, nhân viên trực vận hành bám sát quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Nậm Cả và điều tiết hồ chứa thủy điện Bản Vẽ. Hàng ngày, nhà máy thực hiện lập bản tin thủy văn dự báo lũ về hồ, quan trắc các thông số liên quan đến vận hành hồ chứa và truyền online về Cục Quản lý tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

anh
Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ.

Trong đợt áp thấp nhiệt đới từ ngày 23- 26/7 vừa qua, trên lưu vực thủy điện Bản Vẽ mưa rất to. Lúc 8 giờ ngày 24/7, lũ đạt đỉnh với lưu lượng lũ lớn nhất là 2400 m3/s. Thời điểm xảy ra lũ, mực nước hồ đang rất thấp nên hồ không phải điều tiết lũ qua tràn xả lũ mà chỉ xả nước qua tổ máy phát điện. Tính chung cả trận lũ vừa qua, tổng lượng lũ về hồ là 323 triệu m3, tổng lượng nước xả xuống hạ du qua tổ máy phát điện là 31,7 triệu m3.

Khi xảy ra lũ, mực nước hồ Bản Vẽ đang ở cao trình 168,0 m, thấp hơn mực nước dâng bình thường 32 m, vì vậy, phần lớn lượng lũ được giữ lại trong hồ, lượng nước xả qua công trình chỉ là lượng nước qua tổ máy phát điện, tỷ lệ cắt giảm lũ cho hạ du đạt đến 90%. Đây là trận lũ lớn, cường suất lũ lên nhanh, lũ xảy ra đồng bộ trên toàn lưu vực sông Cả nên việc hồ chứa thủy điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ đến 90% lượng lũ về hồ đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

“Chống dịch như chống giặc”

Trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, EVN, EVNGENCO1 về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đơn vị đã thực hiện phun khử khuẩn tại trụ sở cơ quan, nhà máy, khu cư xá, nhà ăn tập thể. Mua sắm các trang thiết bị y tế cần thiết, chuẩn bị xe và phòng cách ly cho CBCNV thuộc diện F2, F3 theo “Hướng dẫn phân loại cách ly người nhiễm Covid-19, nghi nhiễm hoặc tiếp xúc gần của Bộ Y tế”.

anh
Tuân thủ nguyên tắc 5K ở Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Ảnh tư liệu

Phát khẩu trang y tế, nước sát khuẩn, nước súc miệng cho toàn thể CBCNV-NLĐ trong đơn vị. Yêu cầu mọi người đều phải sát khuẩn tay, đo thân nhiệt, khai báo y tế trước khi vào cổng, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn trong suốt quá trình làm việc, tổ chức họp qua Zoom, trao đổi công việc qua Zalo và email. Khuyến khích người lao động trong đơn vị tự cập nhật lịch trình hàng ngày của mỗi cá nhân.

Đặc biệt, tại Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả và công tác sản xuất ổn định, an toàn, Công ty đã bố trí 100% lực lượng sản xuất trực tiếp tập trung và làm việc tại khu Quản lý vận hành của nhà máy với số lượng gần 100 người, được chia ra làm 2 nhóm độc lập từ sinh hoạt đến làm việc (50% ở tại khu A và 50% ở tại khu C).
anh
Cấp phát khẩu trang, khử khuẩn cho CBCNV. Ảnh tư liệu

Lực lượng trực sản xuất sau 5 ngày đổi ca 1 lần. Trong quá trình giao nhận ca, các ca trực thực hiện trao đổi trước thông tin qua điện thoại, email, Zalo,... Khi đến giao nhận ca, các vị trí đứng cách nhau từ 2m để trao đổi, tiến hành các biện pháp khử khuẩn cần thiết.

Bố trí nhân viên nhà bếp phục vụ trực tại chỗ, không ra khỏi nơi làm việc và không đưa người khác vào. Chuẩn bị đầy đủ lương thực dự trữ và các phương án cung cấp thức ăn và các thực phẩm khác đảm bảo cho CBCNV- NLĐ trực sản xuất tại Nhà máy. Công tác chế biến các suất ăn hàng ngày đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, sạch sẽ và các suất ăn chia theo khay đựng và ngồi ăn đảm bảo cách xa nhau 2m theo quy định.

Thông qua các hoạt động phòng, chống dịch kịp thời, bài bản, Công  ty Thủy điện Bản Vẽ luôn nỗ lực bảo vệ sức khỏe cho CBCNV- NLĐ, đồng thời đảm bảo ổn định sản xuất, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

anh
Công ty Thủy điện Bản Vẽ ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid-19 và phối hợp với Báo Nghệ An hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Ảnh tư liệu

Để chung tay với huyện Tương Dương trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Công ty Thủy điện Bản Vẽ đã phối hợp với Báo Nghệ An kịp thời hỗ trợ hơn 1 tấn gạo và 200 chai nước mắm cho bà con bản Chăm Puông, động viên và ủng hộ các dụng cụ phòng, chống dịch như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, nước súc miệng… cho các chốt trực kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn. Đồng thời ủng hộ xã Yên Na 20 triệu đồng để mua sắm các vật tư thiết yếu phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nguồn hỗ trợ từ quỹ phúc lợi và đóng góp của CBCNV trong Công ty.

Bên cạnh việc hỗ trợ huyện Tương Dương trong công tác phòng, chống dịch bệnh, Công ty cũng đã ủng hộ hai đợt vào Quỹ phòng chống Covid-19 của MTTQ tỉnh Nghệ An với tổng số tiền là 155 triệu đồng.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.