Hai nam sinh có hoàn cảnh đặc biệt và ước mơ giảng đường đại học

(Baonghean.vn) - Mặc dù điều kiện gia đình khó khăn, hoàn cảnh bản thân đặc biệt, nhưng các em vẫn nỗ lực vươn lên, vượt khó để học tập tốt và đạt được những thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Từ vụ tai nạn phải cắt tay đến thủ khoa trường làng

Có mặt tại nhà em Nguyễn Hữu Sang ở xóm 9, xã Viên Thành, huyện Yên Thành, ngôi nhà 2 gian giữa làng đang bề bộn những chiếc quạt lúa đang làm dở. Ông Nguyễn Hữu Quý - bố Sang cho biết, sau vụ tai nạn lao động năm 2015 khiến cả hai bố con ông đều bị thương, ông bỏ hẳn nghề khai thác đá chuyển sang làm nghề cắt tóc, rồi đi buôn thùng đựng lúa và bây giờ là làm quạt lúa bằng nguyên liệu thép.

Em Nguyễn Hữu Sang.
Em Nguyễn Hữu Sang.

Năm đó, đang học lớp 9, Sang theo bố lên núi đi khai thác đá tại động Ngang, lúc 2 bố con đang cạy đá thì bị một tảng đá lớn đổ sập khiến 2 bố con đều bị thương. Ông Quý bị đá nghiền nát 2 ngón giữa bàn tay trái, sau phải cắt cụt 2 ngón này. Sang bị nặng hơn, các ngón tay của bàn tay trái bị dập nát gần như hoàn toàn, sau một thời gian điều trị bị nhiễm trùng nặng phải cắt bỏ cả bàn tay. Từ một cậu bé lành lặn, Sang trở thành người khuyết tật. Năm đó em phải nghỉ học 1 tháng để điều trị vết thương.

Sau khi cắt tay, Sang không chỉ bị tổn thương sức khỏe mà còn bị sốc về tinh thần. Mọi hoạt động cá nhân từ  vui chơi, vệ sinh đến học tập cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên được sự động viên giúp đỡ của người thân, thầy cô và bạn bè, Sang đã sớm lấy lại được tinh thần và cố gắng học tập. Bà Nguyễn Thị Kiều - mẹ Sang cho biết: “Tui luôn động viên con cố gắng học hành mà kiếm cái chữ, để sau này đỡ khổ”.

Sang và bố mẹ.
Sang và bố mẹ.

Từ lớp 1 đến lớp 12, năm nào Sang cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Những năm THCS, Sang liên tục là HSG cấp huyện các môn Toán, Vật lý.  Sau vụ tai nạn lao động, mặc dù mất đi 1 bàn tay, nhưng năm học lớp 9 em vẫn giành giải Nhì HSG huyện môn Vật lý. Lên THPT, lớp 11, Sang lại giành giải Ba HSG tỉnh môn Vật lý.

Đặc biệt trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, điểm xét tuyển khối A của Sang đạt 26,25 điểm (Toán 9, Vật Lý 8,5, Hóa học 8,75). Với số điểm này, Sang không chỉ là học sinh có điểm xét tuyển khối A cao nhất lớp, mà còn là thủ khoa khối A của Trường THPT Nam Yên Thành. 

“Sang là một học sinh hiền lành, ít nói, nhưng có nghị lực vượt khó, vươn lên hoàn cảnh gia đình và bản thân. Sang không chỉ học tốt mà còn tích cực trong việc giúp đỡ bạn tại lớp ôn thi. Số điểm mà Sang đạt được trong kỳ thi vừa rồi phản ánh đúng kết quả học tập của em”

Thầy Lê Đình Hải - giáo viên chủ nhiệm lớp 12 A1 

Mặc dù chỉ còn 1 tay nhưng Sang vẫn cố gắng trong mọi công việc và học tập.
Mặc dù chỉ còn 1 tay nhưng Sang vẫn cố gắng trong mọi công việc và học tập.
Nói về phương pháp học tập, Sang khiêm tốn: “Em cũng học bình thường thôi, ở trường chăm chú nghe thầy cô giảng, về nhà sưu tầm thêm tài liệu để mở mang kiến thức, nhất là tìm đề thi để luyện cách làm bài. Đặc điểm của em là chưa đi học thêm bao giờ”.
Được biết, Sang là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, anh trai Sang đang học năm thứ 2 trường Sĩ quan Lục quân 1. Ước mơ của Sang là học công nghệ thông tin và đã đăng ký xét tuyển khoa này tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nam sinh mồ côi và ước mơ làm chiến sĩ
Khác với hoàn cảnh của Sang, em Trần Quốc Huy  học sinh lớp 12 T4 , Trường THPT Đô Lương 1 là đứa trẻ mồ côi.
Khi Huy đang học THCS, bà Phan Thị Hà - mẹ Huy đổ bệnh ung thư. Trong “ngôi nhà tình thương” một mình Huy vừa lo chăm sóc mẹ, vừa lo học hành. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, người mẹ cũng là người bố, Huy càng thấy thương mẹ hơn. Sau mấy năm chạy chữa, căn bệnh quái ác đã cướp đi người mẹ thân yêu của Huy lúc em đang học lớp 11.
Em Trần Quốc Huy.
Em Trần Quốc Huy.
Từ ngày mẹ mất, Huy sống một mình cô đơn trong ngôi nhà vắng giữa xóm 9, xã Đà Sơn (Đô Lương). Nén nỗi đau thương vào lòng, nhất là nghe lời mẹ dặn “Con cố gắng học hành để sau này mà đổi đời”, nên Huy đã nỗ lực từng ngày. Không có mẹ, Huy phải tự lo liệu mọi thứ, từ chi tiêu trang trải lẫn công việc, học tập.
Hàng ngày, Huy phải tự đi chợ, nấu ăn, rồi mới đi học. Những ngày học ôn bận rộn, Huy thường ghé nhà anh em để ăn qua bữa. Thương hoàn cảnh của em, nhà trường đã miễn hoàn toàn học phí và tặng em một chiếc xe đạp điện để đi học. Nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của anh em, nhà trường, bà con lối xóm mà Huy đã vượt qua được chặng đường THPT.
Ông Phan Chính Xuân (68 tuổi) - cậu ruột của Huy nói trong nước mắt “Lúc mẹ Huy còn sống, hoàn cảnh gia đình cũng đã khổ, giờ mẹ cháu mất, ngoài khó khăn thiếu thốn về vật chất còn thiếu thốn cả chuyện tình cảm, tinh thần. Nhiều lúc nghĩ tội cháu mà cũng không giúp được chi, cũng may là cháu chăm chỉ, học hành”.
Từ ngày mẹ mất, Huy phải tự mình lo lắng mọi việc .
Từ ngày mẹ mất, Huy phải tự mình  lo lắng mọi việc .
Vượt lên hoàn cảnh, từ lớp 1 đến lớp 9, Huy luôn là học sinh tiên tiến. 3 năm THPT, Huy đạt danh hiệu học sinh giỏi. Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, điểm xét tuyển khối A của Huy là 23,7 điểm, trong đó Toán 8,2, Vật Lý 7,5, Hóa học 8. Với số điểm này Huy là học sinh có điểm cao trong lớp 12 T4.

“Em cũng khá bất ngờ với điểm thi này, vì sau khi trượt vòng sơ tuyển do không đủ chiều cao để thi vào trường quân đội, nên em chỉ nghĩ học để thi cho đỗ tốt nghiệp, rồi đi học nghề. Em đăng ký xét tuyển trường Hàng hải là đăng ký cho vui vậy thôi. Ước mơ của em là được học trường quân đội, chứ học trường ngoài thì hoàn cảnh của em không lo nổi”.

Em Trần Quốc Huy  học sinh lớp 12 T4 , Trường THPT Đô Lương 1

Huy bên góc học tập trong "ngôi nhà tình thương" của mình.
Huy bên góc học tập trong "ngôi nhà tình thương" của mình.

“Huy là một học trò ngoan, chăm chỉ, vượt khó. Biết được hoàn cảnh của em, những năm qua, lớp, nhà trường đều đã dành nhiều sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ cho em. Với hoàn cảnh như Huy, điểm thi của em đạt được là một sự nỗ lực lớn. Hy vọng với sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội, Huy sẽ tiếp tục được đến giảng đường".

 Thầy Nguyễn Đức Hưng - giáo viên chủ nhiệm lớp 12 T4 

Những ngày qua, cả Huy và Sang đã được một trường đại học tư thục ở Hà Nội trao tặng học bổng toàn phần và một số ưu đãi khác, nhưng việc đi học hay không còn đang chờ quyết định của các em.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.