Hai tháng đầu năm 2024, Nghệ An giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 29%

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Sáng 8/3, Ban Chỉ đạo Trung ương  Các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức phiên họp thứ 5 trực tuyến với các địa phương sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2023, 2 tháng đầu năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia chủ trì phiên họp. Dự họp tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

bna-ban-chi-dao-ctmtqg-5856.jpg
Quang cảnh tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Minh Quân

Tỷ lệ giải ngân các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2023 đạt hơn 61%

Theo báo cáo tại phiên họp, việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được các cấp, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt; công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn các chương trình được thực hiện thường xuyên, liên tục; cân đối nguồn lực từ ngân sách trung ương cơ bản đáp ứng tiến độ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Kết quả giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước, năm 2023 ước đạt giải ngân 40.187,952 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 61,5%, trong đó giải ngân vốn đầu tư công (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023) đạt khoảng 29.383,096 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân vốn sự nghiệp trong năm 2023 (bao gồm cả dự toán các năm trước kéo dài sang năm 2023) ước đạt 10.804,856 tỷ đồng, đạt 36,3% dự toán.

Hai tháng đầu năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) ước đạt được khoảng 3.292,990 tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm khoảng 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước).

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1%; trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Về phía tỉnh Nghệ An, năm 2023, giải ngân nguồn vốn Nhà nước là 987,242 /1.301,783 tỷ đồng kế hoạch giao, đạt 76%; 2 tháng đầu năm 2024 là 428,678/1.392,395 tỷ đồng kế hoạch giao, đạt 29%.

bna-ban-chi-dao-ctmtqg-2-3928.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bùi Đình Long báo cáo về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia của tỉnh Nghệ An. Ảnh: Minh Quân

Quyết liệt hơn nữa, nêu cao vai trò của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện

Tại phiên họp, các đại biểu đã đánh giá kết quả thực hiện, nêu lên những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một số nội dung chưa triển khai được do vướng mắc với quy định pháp luật hiện hành. Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, chưa có hướng dẫn tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp theo Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

image-20230423205329-1-84.jpeg
Thị xã Hoàng Mai của tỉnh Nghệ An hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh tư liệu

Đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, quá trình tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại một số địa phương (cấp huyện) còn lúng túng; Ngoài ra, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các xã miền núi thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn nông thôn mới từ xã khu vực III, khu vực II xuống xã khu vực I sẽ không được hưởng các chế độ an sinh xã hội trong khi điều kiện thực tế tại các địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra năm 2025 có 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Để giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan xử lý, có văn bản hướng dẫn trả lời địa phương theo thẩm quyền. Đối với những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ đã tổng hợp, báo cáo Quốc hội, qua đó đã ban hành Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Sau khi lắng nghe lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề xuất, kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn nữa, nêu cao vai trò của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

bna-ban-chi-dao-ctmtqg-1-1840.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận cuộc Hội nghị. Ảnh chụp màn hình

Cùng với đó, khẩn trương nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện và sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nếu cần thiết.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng yêu cầu việc giải ngân thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải được thực hiện nhanh hơn, đúng hơn và hiệu quả hơn. Các địa phương cần chủ động cân đối, bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định; tăng cường cơ chế lồng ghép giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác.

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.