Hàn Quốc 'chưa vội' dỡ bỏ trừng phạt đối với Triều Tiên

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon cho biết hiện nước này không cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Triều Tiên.
Quang cảnh khu vực ngoại ô thành phố Kaesong ngày 11/6. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Quang cảnh khu vực ngoại ô thành phố Kaesong ngày 11/6. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Ngày 11/10, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon cho biết hiện nước này không cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Triều Tiên, vốn được áp đặt sau vụ Triều Tiên tấn công một tàu chiến Hàn Quốc hồi năm 2010.
Phát biểu với các nghị sỹ, Bộ trưởng Cho Myoung-gyon nêu rõ chính phủ nước này chưa từng thực hiện bất kỳ đánh giá chi tiết nào liên quan tới việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nêu trên. 

Tuy nhiên, ông khẳng định Seoul vẫn triển khai những biện pháp một cách linh hoạt nhằm tìm kiếm cơ hội trao đổi, hợp tác liên Triều trong bối cảnh quan hệ hai bên đang dần được cải thiện.

Ông cũng cho biết các cuộc đối thoại vẫn đang được triển khai tích cực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác kinh tế xuyên biên giới.

Liên quan tới vấn đề phi hạt nhân hóa, Bộ trưởng Cho Myoung-gyon bày tỏ lạc quan sẽ có "tiến triển" khi lãnh đạo Mỹ-Triều gặp nhau lần thứ hai sau cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 6 ở Singapore.

Ông bày tỏ hy vọng phía Triều Tiên sẵn sàng hợp tác hơn nữa với cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Cho Myoung-gyon nhận định Triều Tiên đang có sự thay đổi lớn lao khi chuyển đổi mục tiêu từ tự lực sang hướng ra toàn cầu.
 
Phát biểu trên được Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Kang Kyung-wha cho biết chính phủ đang xem xét về khả năng dỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Triều Tiên sau vụ tấn công bằng ngư lôi nhằm vào tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc năm 2010.

Tuy nhiên, do làn sóng chỉ trích của các nghị sỹ, Ngoại trưởng Kang Kyung-wha đã gần như rút lại phát biểu này, cho rằng hiện không có sự rà soát liên chính phủ về vấn đề.

Một số nghị sỹ hối thúc bà yêu cầu Triều Tiên xin lỗi vì vụ tấn công làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Bình Nhưỡng vẫn luôn bác bỏ mọi cáo buộc liên quan tới vụ tấn công đánh chìm tàu chiến này.

Các biện pháp trừng phạt được Hàn Quốc áp dụng cấm gần như toàn bộ các hoạt động trao đổi liên Triều chỉ ngoại trừ những hoạt động hỗ trợ nhân đạo.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc duy trì các biện pháp này hầu như không có tác dụng thực tiễn vì rất nhiều trong số đó trùng lặp với những biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhằm vào Bình Nhưỡng.

Hiện Hàn Quốc cũng rất sẵn sàng mở rộng trao đổi xuyên biên giới với Triều Tiên trong bối cảnh quan hệ liên Triều đã được cải thiện rõ rệt trong năm nay. Việc duy trì các biện pháp trừng phạt sẽ cản trở đáng kể những nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.

Cũng trong ngày 11/10, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định sẽ phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và thiết lập một nền hòa bình lâu dài.

Phát biểu tại một sự kiện hải quân tổ chức trên đảo Jeju, Tổng thống Moon Jae-in tái khẳng định hai miền Triều Tiên đã cam kết chấm dứt đối đầu quân sự và bắt đầu hành trình hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn và xây dựng một nền hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.

Trong năm 2018, quan hệ liên Triều đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng đánh dấu những bước cải thiện ấn tượng.

Hồi tháng 9 vừa qua, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày và tham dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 trong vòng một năm qua với nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Hai bên đã ra tuyên bố chung gồm 3 nội dung lớn là cải thiện và phát triển quan hệ liên Triều; giảm nhẹ căng thẳng quân sự giữa hai miền Triều Tiên và thúc đẩy đối thoại Mỹ-Triều nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.