Hàn Quốc nói 'không' với đàm phán lại về THAAD

(Baonghean.vn) - Hàn Quốc hôm 1/5 loại bỏ khả năng tái đàm phán về chi phí triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ (THAAD), phản ứng trước sức ép từ chính quyền Donald Trump yêu cầu chia sẻ gánh nặng tài chính.

Moon Sang-gyun, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.
Moon Sang-gyun, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap.

“Quan điểm của chúng tôi vấn đề này là không thể đàm phán lại”, Moon Sang-gyun - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết trong một buổi họp báo.

Ông nhấn mạnh hiện đã có một hiệp định song phương về vấn đề này và cũng có 1 điều khoản liên quan trong Hiệp định về quy chế lực lượng (SOFA).

Theo SOFA, Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) phải chi trả cho việc vận hành các vũ khí của họ tại nước này, trong khi Hàn Quốc có trách nhiệm cung cấp “cơ sở vật chất và các địa điểm”.

Vấn đề ai là người “thanh toán hóa đơn” cho việc thiết lập THAAD tại Hàn Quốc đã nổi lên thành chủ đề nóng giữa liên minh Mỹ-Hàn kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bài phỏng vấn hồi tuần trước cho biết ông muốn Seoul phải trả khoản tiền ước tính 1 tỷ USD.

USFK đã lắp đặt các thành tố chủ yếu của vũ khí mới này tại một địa điểm từng là sân gôn ở Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, chiếu theo một thỏa thuận gây tranh cãi hồi năm 2016 với Hàn Quốc. Họ khẳng định việc đặt THAAD trên Bán đảo Triều Tiên là việc làm cần thiết để kiềm chế các tham vọng hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Hiện Hàn Quốc đã cung cấp địa điểm triển khai, yêu cầu Mỹ chi tiền để lắp đặt và bảo trì.

Lập trường cứng rắn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc về vấn đề chi phí cho hệ thống THAAD được đưa ra sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Tướng McMaster nói với hãng tin Fox News rằng chính phủ của ông tôn trọng thỏa thuận hiện có nhưng chỉ đến khi “có bất cứ sự đàm phán lại nào”.

Ông nói rằng Trump, vốn là cựu trùm bất động sản, hiện đang tìm cách để “có sự chia sẻ gánh nặng, trách nhiệm phù hợp” với phía Hàn Quốc và các đồng minh khác của Mỹ. Ông này không nói rõ liệu việc đề cập “tái đàm phán” có phải là “điềm báo trước” một động lực trao đổi lại với Seoul về thỏa thuận chi phí THAAD hồi năm ngoái.

Người dân Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang biểu tình ngồi hôm 1/5, chặn lối đi của xe cảnh sát. Ảnh: Yonhap.
Người dân Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang biểu tình ngồi hôm 1/5, chặn lối đi của xe cảnh sát. Ảnh: Yonhap.

Tuy vậy, người Hàn Quốc hiện đang quan ngại rằng triển khai THAAD rốt cuộc sẽ tăng gánh nặng tài chính của họ. Bên cạnh đó, các đồng minh đang lên kế hoạch khởi động các cuộc đàm phán riêng biệt trong năm tới về việc chia sẻ gánh nặng tài chính khi đồn trú 28.500 quân USFK. Theo hợp đồng 5 năm đang có hiệu lực, Seoul chi 920 tỷ won (807 triệu USD) mỗi năm, kết thúc năm 2018.

Về vấn đề hỗ trợ tài chính của Hàn Quốc, ông Moon nói rằng chính phủ sẽ đàm phán với Mỹ để đi đến con số phù hợp thông qua xem xét toàn diện các thành tố khác nhau bao gồm tình hình an ninh, sự đóng góp của USFK, khả năng tài chính của Seoul và các điều kiện ổn định cho sự hiện diện của các thành viên trong lực lượng Mỹ.

Ông từ chối trả lời câu hỏi liệu THAAD có nằm trong các yếu tố được cân nhắc trong các cuộc đàm phán phân chia chi phí cho USFK không.

Trong lúc đó, nhiều cư dân tại Seongju tỏ thái độ giận dữ, tiếp tục biểu tình phản đối THAAD triển khai tại quê hương họ, nơi nổi tiếng với ngành trồng dưa. Hơn 150 người đã tham gia cuộc biểu tình ngồi, chặn lối vào của xe cảnh sát tới khu vực THAAD. Họ cho rằng cảnh sát được huy động để tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến đường của xe tải chở nhiên liệu từ USFK và các thiết bị khác.

Những người dân địa phương này lo lắng về khả năng cuộc sống bị tổn hại và các cuộc tấn công trực tiếp có thể được Triều Tiên phát động nhằm vào khu vực này.

Phú Bình

(Theo Yonhap)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.