Hàn - Triều nhất trí rút trạm gác biên giới; Saudi Arabia không tái áp đặt cấm vận dầu mỏ

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thế giới 24h qua diễn ra với nhiều tin tức nổi bật như: Thủ tướng Canada cho rằng àm việc với ông chủ Nhà Trắng "không hề đơn giản"; Hai miền Triều Tiên nhất trí dỡ bỏ vũ khí, trạm gác ở biên giới; Saudi Arabia không có kế hoạch tái áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ...

Thủ tướng Canada: Làm việc với ông chủ Nhà Trắng "không hề đơn giản"

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Reuters

AFP đưa tin, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết làm việc với Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn "không đơn giản" trong khi nhà lãnh đạo Canada vẫn hoan nghênh sự tái đàm phán thành công của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), giờ đổi tên thành Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). 

Phát biểu trong một cuộc trò chuyện được phát sóng trên truyền hình vào ngày 21/10, ông Trudeau cho biết đã hoàn tất công việc "ủng hộ những người dân Canada" trong việc nhất trí USMCA với 2 đối tác Mỹ và Mexico. Khi được hỏi về quan hệ của ông với ông chủ Nhà Trắng, ông Trudeau thận trọng thừa nhận nó luôn "không đơn giản" và nói thêm: "Ông ấy hiểu điều này và tôi cũng vậy. Chúng tôi không thống nhất về nhiều vấn đề và đôi khi khó để tìm ra điểm chung song chúng tôi đã giải quyết nó tương đối tốt".

Tổng thống Nga ký sắc lệnh trừng phạt để đáp trả Ukraine

Ảnh chỉ có tính minh họa: The Energy Advocate
Ảnh chỉ có tính minh họa: The Energy Advocate

Theo trang web của Điện Kremlin ngày 22/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh cho phép nước này áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Ukraine, nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt mà Kiev áp đặt với Moskva. 

Sắc lệnh mới ban hành được xem là "phản ứng đối với các hoạt động không thân thiện của Ukraine," liên quan tới việc Kiev áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào công dân và các thực thể pháp lý của Nga, đồng thời "nhằm mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia." Cũng theo sắc lệnh, Tổng thống Putin chỉ thị Chính phủ Nga "xác định danh sách các cá nhân và thực thể pháp lý của Ukraine sẽ chịu các biện pháp kinh tế đặc biệt".

Hai miền Triều Tiên nhất trí dỡ bỏ vũ khí, trạm gác ở biên giới

Lính Hàn Quốc tuần tra tại vùng phi quân sự (DMZ). Ảnh: Reuters
Lính Hàn Quốc tuần tra tại vùng phi quân sự (DMZ). Ảnh: Reuters

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo, hai miền Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc do Mỹ dẫn đầu ngày 22/10 đã nhất trí rút các loại súng và trạm gác khỏi Khu vực An ninh Chung thuộc Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) trong tuần này.

Đây là một phần kết quả đạt được trong vòng đàm phán ba bên cấp chuyên viên lần thứ hai, diễn ra ở tòa nhà Tự do thuộc lãnh thổ Hàn Quốc ở khu vực làng đình chiến Panmunjom trước đó cùng ngày. Theo thỏa thuận quân sự liên Triều hồi tháng trước, Seoul và Bình Nhưỡng nhất trí giải giáp Khu vực An ninh Chung, và cuộc hội đàm ba bên lần đầu tiên giữa Hàn Quốc, Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc đã được tiến hành hồi tuần trước nhằm thảo luận các cách thức thực thi thỏa thuận này. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc có nhiệm vụ giám sát hoạt động bên trong DMZ.

Không chặn được người di cư, Guatemala, Honduras và El Salvador bị Tổng thống Mỹ cắt giảm viện trợ

Chú thích ảnh
Người di cư Honduras trên tuyến đường nối Ciudad Hidalgo với Tapachula, bang Chiapas, Mexico trên hành trình tới Mỹ ngày 21/10/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN

Ngày 22/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ bắt đầu cắt giảm viện trợ đối với Guatemala, Honduras và El Salvador do chính phủ các nước này đã thất bại trong việc chặn một đoàn người di cư lớn tiến về biên giới Mỹ. Nhà lãnh đạo Mỹ nêu rõ Washington sẽ bắt đầu cắt giảm, hoặc giảm mạnh viện trợ nước ngoài cho ba quốc gia Trung Phi trên. Ông Trump cũng bày tỏ thất vọng khi cảnh sát và quân đội Mexico đã không thể chặn được đoàn người di cư, mà ông cho là lẫn cả tội phạm, đang hướng đến biên giới phía Nam của nước Mỹ. 

Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Donald Trump đã coi việc đoàn di cư gồm 4.000 người Honduras tiến về phía nước Mỹ là tình trạng khẩn cấp quốc gia, đồng thời báo động lực lượng tuần tra và quân đội nước này chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng đối đầu khi dòng người di cư này tiến về biên giới. Hiện chưa rõ Tổng thống Mỹ sẽ có hành động chính thức nào nhằm thúc đẩy hoạt động quân sự hoặc tuần tra biên giới tại khu vực trên.

Binh sỹ Nga đã đến Pakistan tham gia cuộc tập trận chung

Binh sỹ Nga đến Pakistan. Nguồn: Twitter
Binh sỹ Nga đến Pakistan. Nguồn: Twitter

Theo nguồn tin quân đội Pakistan, binh sỹ Nga ngày 22/10 đã tới Pakistan tham gia cuộc tập trận chung. Đây là cuộc tập trận chung thứ ba trong khuôn khổ hợp tác huấn luyện song phương giữa hai nước kể từ năm 2016. Cơ quan truyền thông Inter-Services Public Relations (ISPR) của quân đội Pakistan cho biết, cuộc tập trận chung "Druzhba-III" (Hữu nghị-III) sẽ được tổ chức ở vùng núi của Pakistan tới ngày 4/11 tới. 

Tin truyền thông Nga cho biết, quân đội hai nước sẽ diễn tập thực hiện nhiệm vụ ở độ cao 1.400m so với mực nước biển. Các chuyên gia quốc phòng Pakistan cho rằng các cuộc diễn tập nhằm mục đích nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động chống khủng bố, phương pháp tổ chức và các kỹ năng mà quân đội Pakistan đã làm chủ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Saudi Arabia không có kế hoạch tái áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ

Một cơ sở lọc dầu ở cảng Jubail, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Một cơ sở lọc dầu ở cảng Jubail, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 22/10, Saudi Arabia tuyên bố nước này không có kế hoạch tái áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ, từng là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng như năm 1973, ngay cả khi mối quan hệ giữa quốc gia Trung Đông này với các nước phương Tây xấu đi sau cái chết gây tranh cãi của nhà báo Jamal Khashoggi.

Ông nhấn mạnh Saudi Arabia là một quốc gia có đầy đủ tránh nhiệm và trong nhiều thập kỷ qua, Riyadh luôn sử dụng chính sách sản xuất dầu mỏ như một công cụ kinh tế có trách nhiệm và tách biệt vấn đề này khỏi các vấn đề chính trị. Lập trường của Saudi Arabia là sẽ duy trì các chính sách hiện thời nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thế giới. 

Chính quyền Đài Loan yêu cầu nhanh chóng điều tra vụ tai nạn đường sắt

Hiện trường vụ tai nạn đường sắt ở Nghi Lan, Đài Loan, Trung Quốc ngày 21/10. Ảnh: Mirror/TTXVN
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt ở Nghi Lan, Đài Loan, Trung Quốc ngày 21/10. Ảnh: Mirror/TTXVN

Ngày 22/10, người đứng đầu Chính quyền Đài Loan của Trung Quốc Thái Anh Văn yêu cầu giới chức địa phương nhanh chóng điều tra một cách minh bạch nguyên nhân vụ tai nạn tàu hỏa nghiêm trọng hôm 21/10 khiến hơn 100 người thương vong.

Trong thông báo mới đưa ra, Văn phòng của bà Thái Anh Văn cho rằng nguyên nhân tai nạn hiện là điều mà tất cả mọi người muốn biết vì vậy chính quyền yêu cầu các cơ quan điều tra phải sớm làm sáng tỏ diễn biến vụ tai nạn từ khi bắt đầu cho tới khi gây ra hậu quả thảm khốc.

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in giảm 3 tuần liên tiếp

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Trung tâm Khảo sát Thăm dò Ý kiến Realmeter ngày 22/10 công bố kết quả theo ủy thác của đài CBS cho biết 60,4% người được hỏi đánh giá tích cực về công tác điều hành quốc gia của Tổng thống Moon Jae-in, giảm 1,5% so với tuần trước và là tuần giảm thứ ba liên tiếp. Ngược lại, có 33% người được hỏi có đánh giá ngược lại, tăng 1,6%; 6,6% người không đưa ra câu trả lời, giảm 0,1%.

Hãng Realmeter phân tích tỷ lệ ủng hộ của cử tri đối với Tổng thống đang có chiều hướng giảm do tranh cãi về việc đặc cách tuyển dụng ở Công ty Tàu điện ngầm Đô thị Seoul (Seoul Metro), cuộc biểu tình của giới doanh nghiệp taxi nhằm phản đối ứng dụng đi chung xe của hãng Kakao và việc các đảng đối lập liên tiếp công kích về chính sách tăng trưởng do thu nhập đóng vai trò chủ đạo của Chính phủ. Cuộc khảo sát được tiến hành với 2.505 cử tri trên toàn quốc từ ngày 15 - 19/10.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.