Hàn - Triều sẽ thảo luận gì?

Theo Thành Đạt (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho rằng cuộc hội đàm cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên diễn ra sau nhiều năm căng thẳng nhờ công của nhà lãnh đạo Donald Trump. Tuy nhiên, dư luận quan tâm Hàn - Triều sẽ thảo luận những gì?
Hàn - Triều sẽ thảo luận gì? ảnh 1
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (trái) và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Getty

Theo Yonhap, trong cuộc phỏng vấn với chương trình “The Dana Show” của Radio America hôm 8/1, Phó Tổng thống Mike Pence được đề nghị đánh giá vai trò của Mỹ trong việc đưa Triều Tiên và Hàn Quốc tiến đến bàn hội đàm để thảo luận về việc cử đoàn vận động viên Triều Tiên sang Hàn Quốc dự Thế vận hội Mùa đông.

“Tổng thống Trump đã đưa ra sức ép ngoại giao và kinh tế mạnh chưa từng có nhằm vào Triều Tiên. Và để Triều Tiên thực sự sẵn sàng ngồi xuống với Hàn Quốc như ngày hôm nay, dù chỉ để bàn về chủ đề Thế vận hội, tôi nghĩ đó là kết quả trực tiếp của sức ép mà Tổng thống Trump đã đưa ra với Triều Tiên”, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết.

“Phó tướng” của Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ không “mủi lòng” với Triều Tiên cho tới khi nước này từ bỏ hoàn toàn các chương trình tên lửa và hạt nhân. Ông Pence cũng nhắc lại chuyến đi tới Hàn Quốc hồi đầu năm ngoái và khẳng định ông từng muốn gửi thông điệp cứng rắn đó cho Triều Tiên.

“Khi tôi đến Khu phi quân sự liên Triều (DMZ), đội ngũ an ninh nói rằng chúng tôi có thể dừng ở bên trong và nhìn ra ngoài cửa sổ. Nhưng tôi nói: “Đó không phải là điều tôi muốn làm ở đây. Tôi đã bước ra ngoài. Tôi muốn tận mắt nhìn thấy những người lính Triều Tiên, và tôi muốn truyền tải quyết tâm của Tổng thống Trump và nước Mỹ để giúp đồng minh của chúng tôi ở Hàn Quốc vững tin, cũng như muốn tiếp tục ủng hộ một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân”, Phó Tổng thống Pence cho biết thêm.

Ông Pence cũng bày tỏ niềm tự hào về việc cha ông từng tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

“Tiến trình mà chúng ta đang thực hiện là kết quả trực tiếp từ sự lãnh đạo rõ ràng, mạnh mẽ của Tổng thống Trump, và chúng ta sẽ tiếp tục tiến trình đó cho tới khi Triều Tiên chịu chấp nhận một lập trường chung của thế giới văn minh, đó là từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo cũng như dừng đe dọa thế giới”, Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Hàn - Triều sẽ thảo luận gì?

Hàn - Triều sẽ thảo luận gì? ảnh 2
Hàn Quốc và Triều Tiên bắt đầu nối lại đường dây nóng sau hơn hai năm đóng băng. Ảnh: NHK

Sau khi nối lại đường dây nóng liên lạc bị đóng băng hơn 2 năm vào tuần trước, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí tổ chức cuộc hội đàm cấp cao trong ngày hôm nay 9/1 tại làng đình chiến Panmunjom ở khu DMZ bên phía biên giới Hàn Quốc.

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon, quan chức dẫn đầu phái đoàn gồm 5 nhà đàm phán Hàn Quốc tới hội đàm với Triều Tiên, cho biết chủ đề chính trong cuộc thảo luận giữa hai bên sẽ liên quan tới sự kiện Thế vận hội vào tháng tới.

“Chúng tôi sẽ nghe những gì Triều Tiên nói và cố gắng cho phép họ tham gia vào Thế vận hội”, ông Cho cho biết.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Cho, chính phủ Hàn Quốc cũng muốn đề cập tới một số vấn đề khác như việc đoàn tụ gia đình của người dân hai nước, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và mối quan hệ liên Triều trong cuộc gặp với Bình Nhưỡng.

“Về cơ bản, hai bên sẽ tập trung vào Thế vận hội. Khi thảo luận về quan hệ liên Triều, chính phủ (Hàn Quốc) sẽ tìm cách đề cập tới vấn đề các gia đình bị ly tán do chiến tranh cũng như các cách thức để giảm thiểu căng thẳng quân sự”, ông Cho chia sẻ với các phóng viên.

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cuộc hội đàm dự kiến bắt đầu vào lúc 10h sáng nay theo giờ địa phương. Phái đoàn Triều Tiên sẽ di chuyển qua khu vực biên giới chung vào khoảng 9h30 và đi bộ về nơi hội đàm ở phía nam của làng Panmunjom. Đây là cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên của Triều Tiên và Hàn Quốc sau hơn hai năm.

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.