Hãng hàng không Mỹ sẽ sa thải 593 nhân viên từ chối tiêm vắc-xin; Lào lập thêm bệnh vện dã chiến

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã kéo dài hơn 21 tháng kể từ khi bùng phát cuối năm 2019, nhiều nước trên thế giới đang điều chỉnh cách tiếp cận, theo đó thay vì mục tiêu xóa bỏ dịch, phong tỏa, giãn cách xã hội, dần chuyển sang thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại một khu chợ ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại một khu chợ ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Để thích ứng với tình hình mới, nhiều nước khẳng định thông qua tiêm chủng, nhằm khôi phục trạng thái bình thường mới trong đời sống kinh tế - xã hội. 

Tại Canada, tỉnh Ontario đang xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 11 ngay khi việc tiêm phòng cho trẻ em được phê duyệt. Thị trưởng thành phố Toronto John Tory cho biết, hoạt động tiêm chủng sẽ giúp bảo đảm an toàn cho trẻ em. Trong khi đó, cơ quan y tế công cộng của Thủ đô Ottawa đang xúc tiến việc tiêm chủng cho 77.000 trẻ em trong độ tuổi 5 - 11.

Chính phủ Nhật Bản quyết định dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phòng dịch trọng điểm đúng hạn vào ngày 30/9. Đây là lần đầu kể từ ngày 4/4, toàn bộ 47 địa phương của Nhật Bản không còn duy trì các biện pháp chống Covid-19 nghiêm ngặt và từng bước chuyển sang giai đoạn bình thường mới. Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết, cuộc chiến chống Covid-19 tại Nhật Bản đã bước sang một giai đoạn mới là thích ứng an toàn với dịch bệnh, đồng thời chủ động sẵn sàng ứng phó làn sóng lây nhiễm tiếp theo. Tuy nhiên, khuyến cáo người dân tiếp tục nêu cao ý thức cảnh giác và thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản như rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người kể cả khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ. Nhật Bản cũng tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, với mục tiêu cuối tháng 10 sẽ hoàn thành mũi tiêm thứ 2 cho tất cả người đã đăng ký.

Lào đã lập thêm bệnh viện dã chiến tại Thủ đô Viêng Chăn để ứng phó trường hợp lây nhiễm phức tạp hơn, đồng thời mua thêm 50 xe cứu thương để phân bổ cho 11 tỉnh nhằm cải thiện công tác vận chuyển bệnh nhân Covid-19. Chính quyền Viêng Chăn thông báo bổ sung các đối tượng được phép ra, vào thành phố trong giai đoạn phong tỏa, trong đó có xe chở người bệnh và xe chở hàng hóa thiết yếu. 

Theo kết quả khảo sát của Ủy ban Phát triển kinh tế thuộc The Conference Board (CED), gần hai phần ba số lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ ủng hộ quy định tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với các công ty tư nhân. Trước đó, chính quyền Mỹ thông báo sẽ yêu cầu doanh nghiệp có hơn 100 nhân viên phải thực hiện tiêm vắc-xin hoặc xét nghiệm thường xuyên cho nhân viên. Trong khi đó, hãng hàng không United Airlines của Mỹ cho biết sẽ sa thải 593 nhân viên từ chối tiêm vắc-xin ngừa Covid-19.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã hối thúc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin ngừa Covid-19 nhằm thu hẹp sự bất bình đẳng và khoảng cách lớn về tỷ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới. Theo Tổng thống Nam Phi, chỉ có chưa đến 3% người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ ở hầu hết các nước thu nhập thấp, so với gần 60% ở các nước thu nhập cao.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.