Hàng nghìn học trò đến chào thầy Văn Như Cương lần cuối

Hàng nghìn người là các lớp học trò, gia quyến và bạn bè đã tới viếng nhà giáo Văn Như Cương.

9h30 ngày 12/10, nhiều thế hệ học trò tập trung kín sân Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội) để dự lễ viếng phó giáo sư Văn Như Cương. Phía bên ngoài sân, một màn hình lớn chiếu ảnh cuộc sống và công việc của người thầy tận tụy với học trò.
9h30 ngày 12/10, nhiều thế hệ học trò tập trung kín sân Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội) để dự lễ viếng phó giáo sư Văn Như Cương. Phía bên ngoài sân, một màn hình lớn chiếu ảnh cuộc sống và công việc của người thầy tận tụy với học trò.
Học trò giơ cao những chiếc biển từng khóa học để tập trung bạn bè cùng vào viếng. Phó giáo sư Văn Như Cương sinh năm 1937 tại làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), qua đời rạng sáng 9/10 sau 3 năm chống chọi với bệnh ung thư gan.
Học trò giơ cao những chiếc biển từng khóa học để tập trung bạn bè cùng vào viếng. Phó giáo sư Văn Như Cương sinh năm 1937 tại làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), qua đời rạng sáng 9/10 sau 3 năm chống chọi với bệnh ung thư gan.
Với hơn 50 năm giảng dạy cả đại học và phổ thông, thầy Văn Như Cương có hàng trăm nghìn học trò. Mỗi học trò tới viếng đều gắn hình ảnh thầy giáo lên ngực.
Với hơn 50 năm giảng dạy cả đại học và phổ thông, thầy Văn Như Cương có hàng trăm nghìn học trò. Mỗi học trò tới viếng đều gắn hình ảnh thầy giáo lên ngực.
10h30, lễ viếng bắt đầu. Nhiều học sinh trong đồng phục trường Lương Thế Vinh là những người đầu tiên vào viếng thầy. Thầy Cương có 25 năm làm Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh, sau đó giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị trường.
10h30, lễ viếng bắt đầu. Nhiều học sinh trong đồng phục trường Lương Thế Vinh là những người đầu tiên vào viếng thầy. Thầy Cương có 25 năm làm Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh, sau đó giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị trường.
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Ngô Thúc Lanh, người từng dạy PGS Văn Như Cương, chống gậy đến tận bên linh cữu chia tay học trò. Ngoài giảng dạy toán, thầy Cương còn được biết đến với tài văn chương, thơ phú, với những bài phát biểu khai giảng truyền cảm hứng cho học trò. Ông thường xuyên phản biện trước những vấn đề nóng của giáo dục.
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Ngô Thúc Lanh, người từng dạy PGS Văn Như Cương, chống gậy đến tận bên linh cữu chia tay học trò. Ngoài giảng dạy toán, thầy Cương còn được biết đến với tài văn chương, thơ phú, với những bài phát biểu khai giảng truyền cảm hứng cho học trò. Ông thường xuyên phản biện trước những vấn đề nóng của giáo dục.
"Năm 1955, học xong Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy Cương kiến tập và giảng dạy ở lớp của tôi, thời điểm đó là lớp đệ tam (lớp 9 bấy giờ, tương đương với lớp 12 hiện tại) của trường nữ sinh Trưng Vương - Đồng Khánh khóa 1951-1958. Sau thầy là rể của lớp nên cả lớp có nhiều kỷ niệm với thầy", cô Trần Thúy Lan, Hiệu trưởng trường Chu Văn An chia sẻ.
"Năm 1955, học xong Đại học Sư phạm Hà Nội, thầy Cương kiến tập và giảng dạy ở lớp của tôi, thời điểm đó là lớp đệ tam (lớp 9 bấy giờ, tương đương với lớp 12 hiện tại) của trường nữ sinh Trưng Vương - Đồng Khánh khóa 1951-1958. Sau thầy là rể của lớp nên cả lớp có nhiều kỷ niệm với thầy", cô Trần Thúy Lan, Hiệu trưởng trường Chu Văn An chia sẻ.
Căn phòng diễn ra lễ viếng có lúc chật cứng không thể di chuyển.
Căn phòng diễn ra lễ viếng có lúc chật cứng không thể di chuyển. 
Bà Kim Oanh, vợ thầy Văn Như Cương, không đứng vững, phải ngồi xuống ghế đáp lễ những người tới viếng.
Bà Kim Oanh, vợ thầy Văn Như Cương, không đứng vững, phải ngồi xuống ghế đáp lễ những người tới viếng.
Cô giáo Nguyễn Thị Dần (Khương Đình) vừa nói vừa khóc khi nhìn di ảnh thầy:
Cô giáo Nguyễn Thị Dần (Khương Đình) vừa nói vừa khóc khi nhìn di ảnh thầy: "Vĩnh biệt thầy thật rồi, thầy ơi nhớ mãi".
Học sinh khối 11 khóc khi bước qua linh cữu nhà giáo của nhiều thế hệ học sinh THPT Lương Thế Vinh.
Học sinh khối 11 khóc khi bước qua linh cữu nhà giáo của nhiều thế hệ học sinh THPT Lương Thế Vinh.
Trong sổ tang, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung viết:
Trong sổ tang, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung viết: "Kính viếng phó giáo sư Văn Như Cương. Phó giáo sư đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của thủ đô và đất nước. Phó giáo sư mãi mãi là tấm gương mẫu mực cho nhiều thế hệ học trò của thủ đô và đất nước".
12h trưa, nhưng dòng vào viếng vẫn không ngớt. Chiều cùng ngày, di hài thầy Văn Như Cương sẽ được đưa về hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển.
12h trưa, nhưng dòng vào viếng vẫn không ngớt. Chiều cùng ngày, di hài thầy Văn Như Cương sẽ được đưa về hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.