Hàng trăm hộ nghèo tại Nghệ An được xây dựng nhà chống lũ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 600 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, chống thiên tai, lụt bão theo Quyết định 716 và Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ. Từ khi có nhà chống lũ, bà con vơi bớt nỗi lo màn trời, chiếu đất, yên tâm lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Sau khi thu hoạch xong lúa và hoa màu, bà Hồ Thị Thảo ở xóm 7, xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên lại làm công việc quen thuộc là đóng lương thực vào bao bì, đưa lên gác cao tại nhà chòi để bảo quản. Đây là căn nhà chống lũ được Nhà nước hỗ trợ xây dựng từ năm 2013, đến nay đã cưu mang gia đình bà Thảo suốt gần 1 thập kỷ, trải qua nhiều cơn bão, lũ.

Đến mùa mưa bão, người dân vùng rốn lũ Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên phải đưa lương thực lên cao để bảo quản. Ảnh: Quang An

Đến mùa mưa bão, người dân vùng rốn lũ Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên phải đưa lương thực lên cao để bảo quản. Ảnh: Quang An

Cách nhà bà Thảo không xa, gia đình ông Âu Văn Dần cũng đang tất bật với công việc kê cao đồ đạc lên nhà chòi, sẵn sàng chống chọi với mùa mưa bão năm nay. Ông Dần chia sẻ: “Ngày trước gia đình vất vả lắm, nhà cửa lụp xụp nên những năm lụt cao như 1988 hay 2010 mực nước lên đến 2/3 nhà, chỉ có người là giữ được còn vật nuôi, đồ đạc gần như bị cuốn trôi hết. Năm 2014, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng, cho vay 10 triệu đồng, cùng với 20 triệu đồng tích góp được, chúng tôi đã xây được căn nhà chòi chống lũ. Dù diện tích nhỏ, chi phí không cao nhưng cũng đã giúp gia đình tôi trú ẩn an toàn qua bao mùa mưa bão”.

Theo thống kê của xã Châu Nhân, toàn xã có 73 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà chòi chống lũ. Từ khi có nhà chòi chống lũ an toàn trong mùa mưa bão, gánh nặng của bà con đã được vơi đi, người dân đều ra sức lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống.

Nhà chòi chống lũ của ông Dần vẫn kiên cố sau 8 năm xây dựng: Ảnh Quang An

Nhà chòi chống lũ của ông Dần vẫn kiên cố sau 8 năm xây dựng: Ảnh Quang An

Không chỉ các hộ gia đình ở vùng hạ du, nhiều hộ nghèo tại các xã miền núi cũng được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng tránh thiên tai, lụt bão. Gia đình anh Lô Văn Hiếu, ở bản Chiếng, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong nằm bên dòng sông Nậm Việc, mỗi mùa mưa bão, nước sông dâng cao, chảy xiết, cuốn trôi nhiều đồ đạc, lương thực, vật nuôi khiến gia đình luôn sống trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, được xét vào hộ nghèo tại địa phương.

Năm 2015, nhà anh Hiếu được Nhà nước hỗ trợ trên 10 triệu đồng và tạo điều kiện vay vốn 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ, cùng với số tiền tích góp được, anh Hiếu đã xây dựng được căn nhà mới chắc chắn, kiên cố hơn. Từ đó đến nay, gia đình đã yên tâm sinh sống, tăng gia sản xuất, vơi đi nỗi lo trong mùa mưa bão.

Số liệu từ Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quế Phong cho biết, trên địa bàn có 67 hộ gia đình dân tộc thiểu số được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng tránh lụt, bão theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung tại các xã Nậm Giải, Cắm Muộn, Quang Phong, Hạnh Dịch, Tiền Phong, Thông Thụ. Từ khi có nhà tránh thiên tai, bà con vùng cao đã yên tâm hơn mỗi mùa mưa lũ về, không phải nơm nớp lo sợ cảnh “màn trời, chiếu đất’.

Nhà chống lũ lụt giúp gia đình anh Lô Văn Hiếu ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong vượt qua nhiều trận thiên tai. Ảnh: Quang An

Nhà chống lũ lụt giúp gia đình anh Lô Văn Hiếu ở xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong vượt qua nhiều trận thiên tai. Ảnh: Quang An

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Nghệ An, toàn tỉnh đã có 504 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà chống lụt bão theo Quyết định 48 của Chính phủ ở 13 huyện, trong đó, có 202 hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, 33 hộ có hoàn cảnh già cả, neo đơn, tàn tật, 45 hộ đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn, 223 hộ cư trú ở vùng còn lại. Tổng số vốn đã được giải ngân để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt là 15,3 tỷ đồng, trong đó, vốn Ngân sách Trung ương trên 7 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 5,7 tỷ đồng, các nguồn vốn huy động khác 2,6 tỷ đồng.

Mặc dù phát huy được hiệu quả, tuy nhiên thực tế, số lượng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều, trong khi đó, thời tiết diễn biến ngày càng thất thường, mưa bão với mức độ nguy hiểm khó lường vẫn luôn là nỗi đe dọa thường trực đối với các hộ nghèo.

Người dân tích trữ lương thực, đồ đạc trên nhà chòi tránh lũ. Ảnh: Quang An

Người dân tích trữ lương thực, đồ đạc trên nhà chòi tránh lũ. Ảnh: Quang An

Ông Bùi Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Chương trình hỗ trợ về nhà ở chống thiên tai, lụt bão đã giúp cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Quế Phong thoát khỏi tình trạng nhà ở tranh tre, nứa lá, tạm bợ, xuống cấp, có nơi tránh bão, lũ, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, thực tế mới chỉ 67 hộ được hỗ trợ theo Quyết định 48, trong khi tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trên địa bàn huyện vẫn rất cao 44,68%, trong đó có nhiều hộ sống ở vùng ách yếu, thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở như Thông Thụ, Quang Phong, Nậm Nhoóng, Nậm Giải…Do đó, vẫn rất cần thêm các chính sách để hỗ trợ người nghèo xây dựng nhà chống lũ trong giai đoạn mới.

Lụt ngập mái nhà tại xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương năm 2020. Ảnh tư liệu

Lụt ngập mái nhà tại xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương năm 2020. Ảnh tư liệu

Đại diện Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Nghệ An cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 600 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, chống thiên tai, lụt bão (theo Quyết định 716 và Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ). Thực tế nhu cầu về nhà chống thiên tai cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn rất lớn.

Đến nay, Bộ Xây dựng đang xây dựng chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự kiến sẽ có thêm những hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà phòng, chống lụt bão, thiên tai trong giai đoạn tới.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.