Hawaii diễn tập cảnh báo tấn công hạt nhân

Sáng ngày 1/12 (giờ địa phương), bang Hawaii của Mỹ đã diễn tập phát còi cảnh báo tấn công hạt nhân đầu tiên sau hơn 30 năm kể từ thời kỳ Chiến tranh lạnh, đài BBC mới đây đưa tin.

Triều Tiên sẽ ‘ngang cơ’ Mỹ nếu được thừa nhận ‘cường quốc hạt nhân’Triều Tiên lại xướng danh ‘quốc gia hạt nhân’Tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên đáng gờm cỡ nào?

 Tòa tháp cảnh báo sóng thần ở Honolulu, Hawaii - Ảnh: Reuters
Tòa tháp cảnh báo sóng thần ở Honolulu, Hawaii - Ảnh: Reuters

Hiện tại, Hawaii vẫn đang duy trì lịch diễn tập còi hú cảnh báo thiên tai, trong đó có sóng thần, hàng tháng.

Tiếng còi cảnh báo tấn công hạt nhân sử dụng một tông khác với tiếng cảnh báo thiên tai và cũng sẽ được diễn tập hàng tháng, vào ngày làm việc đầu tiên của mỗi tháng.

Việc diễn tập này xuất phát từ những lo ngại về mối đe dọa ngày càng lớn dần từ chương trình hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Gần đây, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm một loạt các tên lửa đạn đạo và tháng 9 vừa qua đã tiến hành lần thử hạt nhân thứ 6.

Diễn tập còi báo động được tiến hành trong cùng một tuần sau khi Triều Tiên thử nghiệm Hwasong-15, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, cùng tuyên bố tên lửa này có thể tấn công bất cứ nơi nào trên đất liền ở Mỹ.

Các chuyên gia cảnh báo rằng Hwasong-15 có vẻ như có khả năng vận chuyển đầu đạn hạt nhân, mặc dù không rõ Bình Nhưỡng đã có khả năng chế tạo vũ khí đủ nhỏ để được gắn vào tên lửa hay chưa.

Trong khi đó, Hawaii là bang gần với Triều Tiên nhất, và sự hiện diện của lực lượng quân đội hùng mạnh trên quần đảo này cũng có khả năng biến nơi này thành mục tiêu tấn công, theo hãng thông tấn AP.

Hawaii hiện đang là trụ sở của quân đội Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Vị trí của Triều Tiên và Hawaii trên bản đồ - Ảnh: BBC
Vị trí của Triều Tiên và Hawaii trên bản đồ - Ảnh: BBC

Ông Vern Miyagi, người đứng đầu Cơ quan quản lý khẩn cấp Hawaii (HI-EMA), cảnh báo rằng một vụ tấn công hạt nhân vào Hawaii có thể gây ra hàng ngàn thương vong, bức xạ nhiệt, thiệt hại cơ sở hạ tầng nghiêm trọng, hỏa hoạn trên diện rộng và nhiều sự hỗn loạn khác.

Lần cuối cùng còi cảnh báo tấn công hạt nhân vang lên ở Hawaii là vào những năm cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh ở thập niên 80.

"Chúng tôi tin rằng chúng ta bắt buộc phải chuẩn bị cho mọi thảm hoạ, và trong thế giới ngày nay, thảm họa bao gồm cả tấn công hạt nhân", Thống đốc bang Hawaii David Ige phát biểu với hãng thông tấn AP.

Ông David Ige nói rằng việc diễn tập sẽ đảm bảo rằng người dân biết phải làm gì trong trường hợp bị tấn công.

Nhà chức trách tính toán rằng người dân và du khách ở Hawaii có chưa đến 20 phút để trú ẩn nếu Triều Tiên phóng sang một tên lửa từ nước này.

Ông Vern Miyagi cho biết chính quyền bang đã dời lại việc thử nghiệm còi báo động sau một tháng so với kế hoạch ban đầu để chuẩn bị tâm lý cho người dân.

Bang cũng thông báo rộng rãi về việc diễn tập còi cảnh báo hạt nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp cộng đồng và trên website của các cơ quan ban ngành.

Theo TPO

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.