Hé lộ những bí ẩn về Kim Jong-un

Theo Thanh Hảo (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Rất ít sự thật được tiết lộ về nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un, khiến cuộc đời của ông trở nên bí ẩn đối với người ngoài.

Theo hãng tin CNN, ngày sinh của ông Kim Jong-un được cho là đã thay đổi và ông có thể có 3 đứa con. 

Hé lộ những bí ẩn về Kim Jong-un ảnh 1
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong -un

Sau một năm liên tục thử vũ khí kèm theo những lời cảnh báo tấn công Mỹ, tuần trước, Triều Tiên đã quyết định mở cánh cửa đối thoại với Hàn Quốc. Hai bên nhất trí sẽ có cuộc hội đàm đầu tiên trong gần 2 năm vào ngày 9/1. Tuy chủ đề là bàn việc Bình Nhưỡng cử đại diện tham gia Thế vận hội Mùa đông trong tháng 2 nhưng vẫn khiến không ít người hy vọng rằng hai bên sẽ bước tiếp vào đối thoại rộng hơn.

Kim Jong-un vẫn chưa cho biết ông có từ bỏ tham vọng phát triển năng lực hạt nhân hay không. Kể từ khi nắm quyền lãnh đạo tối cao, ông tiếp tục chính sách phát triển quân sự bên cạnh tăng trưởng kinh tế có từ thời ông nội, cố Chủ tịch Kim Il Sung.

Kim Jong-un thường đích thân giám sát các cuộc tập trận và bố trí các địa điểm đặt pháo. Ông thị sát các căn cứ trong tầm quan sát của Hàn Quốc và nắm quyền chỉ huy tối thượng. Cùng lúc, ông chuyển căn cứ quyền lực khỏi quân đội và trở về Đảng Lao động cầm quyền. Năm ngoái, Kim Jong-un tổ chức đại hội đảng lần đầu trong vòng 36 năm. Ông thúc đẩy phát triển kinh tế và các dự án xây dựng quan trọng, tập trung vào chế tạo hạt nhân.

Từ lâu Hàn Quốc vẫn đánh giá chính quyền quốc gia phía bắc là yếu kém và bất ổn. Tuy nhiên, các nguồn tin chính phủ đã rò rỉ thông tin "xác thực" chứng minh điều ngược lại. Chẳng hạn, năm 2015, có tin lan truyền rằng Kim Jong-un xử tử kiến trúc sư Ma Won Chun vì ông không thích thiết kế sân bay mới ở Bình Nhưỡng. Nhưng sau đó, ông Ma xuất hiện trên truyền thông nhà nước Triều Tiên trong bộ dạng khỏe mạnh.

Có thể nói, mọi kết luận về các động cơ của Kim Jong-un chỉ là đồn đoán. Bởi, không ai dám chắc về những gì đang diễn ra xung quanh nhà lãnh đạo trẻ này.

Vào những năm 1990, Kim Jong-un cùng hai người anh em ruột được đưa sang học ở Bern, Thụy Sĩ. Họ học tiếng Đức và tiếng Pháp, hòa mình giữa các học sinh quốc tế. Người dì ruột chăm sóc họ sau đó đã đào tẩu sang Mỹ.

"Tôi khuyến khích cậu ấy (Kim Jong-un) đưa bạn về nhà, bởi chúng tôi muốn các cháu có một cuộc sống bình thường. Tôi nấu ăn cho bọn trẻ. Chúng thích ăn bánh và chơi Lego", người cô tên là Ko Yong Suk kể trong một cuộc phỏng vấn của báo Washington Post. Kim Jong-un khi đó 12 tuổi. Bà cho biết thêm, anh em họ Kim thường tới chơi ở công viên giải trí Disney, ăn tối tại các nhà hàng ở Italy và trượt tuyết ở dãy Alps.

Ko Yong Suk xác nhận nhiều người biết Kim Jong -un mê bóng rổ và ông chơi môn thể thao này thường xuyên.

Theo bà, Kim Jong-un biết rõ từ bữa tiệc sinh nhật 8 tuổi rằng mình được chọn cho những điều lớn lao quan trọng hơn.

Nền tảng giáo dục đó đã khiến giới quan sát phương Tây có chút hy vọng sau khi Kim Jong-un được cha đẻ chọn làm người kế nhiệm vào năm 2010. Họ hy vọng một thời kỳ mới Triều Tiên cởi mở với thế giới bên ngoài được mở ra.

Không giống như người cha tập dượt nhiều năm trước khi chính thức đảm nhận các chức vụ của một Lãnh đạo Tối cao, Kim Jong-un chỉ có chưa đầy một năm rèn luyện trước khi ngồi vào ghế lãnh đạo vào năm 2011. Ông phải làm việc nhanh chóng để quen với một đất nước có một vị lãnh đạo mới trẻ tuổi, và củng cố quyền lực trong tay mình.

Giới quan sát khi đó cho rằng Kim Jong Un chỉ là "bù nhìn", bị thao túng bởi một loạt các nhân vật kỳ cựu của ban lãnh đạo. Nhưng chỉ 4 tháng đầu tiên sau tang lễ của cha, ông đã có bài phát biểu đầu tiên trước toàn thể dân chúng. Sau đó là một loạt động thái như cải cách bộ máy lãnh đạo, thanh trừng nhân sự và gần đây là những bước tiến rốt ráo trong tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi giữ ngôi vị tối cao ở Triều Tiên đến nay, Kim Jong-un chưa từng gặp gỡ nhà lãnh đạo thế giới nào. Ông cũng chưa từng ra khỏi biên giới quốc gia.

Về cuộc sống riêng, vào năm 2012, Kim Jong -un cưới Ri Sol Ju và có tin nói cô là một ca sĩ với gu thời trang sành điệu. Vợ chồng ông Kim Jong-un có 2 hoặc 3 đứa con nhưng giới tính của chúng không được tiết lộ.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.