Hé lộ những cái tên nổi tiếng trong vụ rò rỉ thiên đường thuế

(Baonghean.vn) - 11,5 triệu chứng từ thuế của hãng Mossack Fonseca bị rò rỉ hôm 3/4 để lộ những giao dịch bí mật ở nước ngoài của những nhân vật thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, các chính khách nối tiếng trên thế giới và các tên tuổi lớn trong làng thể thao như tiền đạo Barcelona Lionel Messi và làng giải trí như Thành Long.

Thân nhân của những nhân vật nổi tiếng thế giới cũng liên quan đến vụ rò rỉ chứng từ thuế của hãng Mossack Fonseca. Ảnh: Internet.
Thân nhân của những nhân vật nổi tiếng thế giới cũng liên quan đến vụ rò rỉ chứng từ thuế của hãng Mossack Fonseca. Ảnh: Internet.

Cuộc điều tra xem xét các tài liệu trên do hơn 100 tập đoàn truyền thông tiến hành đã mô tả đây là một trong những vụ việc chấn động nhất lịch sử, đồng thời tiết lộ các vụ giao dịch ngầm đối với tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính khách, trong đó bao gồm 12 nguyên thủ quốc gia đương nhiệm.

Những cái tên bị cáo buộc dính líu đến vụ rò rỉ đang khuấy động các trang tin bao gồm Đặng Gia Quý - anh rể của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Mohd Nazifuddin - con trai Thủ tướng Malaysia, các con của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, Bộ trưởng Tư pháp Campuchia Ang Vong Vathana, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Vua Saudia Arabia và Thủ tướng Iceland.

Những tài liệu trên do một nguồn dấu tin cung cấp cho tờ nhật báo Sueddeutsche Zeitung của Đức và được Liên hiệp nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) chia sẻ với truyền thông thế giới.

Loạt chứng từ này xuất phát từ khoảng 214.000 thực thể nước ngoài, thuộc hãng Mossack Fonseca, một công ty luật đặt trụ sở tại Panama và có văn phòng ở hơn 35 quốc gia. Dù hầu hết các giao dịch được hé lộ đều được ICIJ khẳng định hợp pháp, nhiều khả năng những thông tin này vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về chính trị đối với những cái tên được nhắc đến.

Thân nhân/bằng hữu của các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có bạn bè thân thiết của Tổng thống Nga Putin cũng liên quan tới vụ việc lần này. Ảnh: AFP.
Thân nhân/bằng hữu của các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có bạn bè thân thiết của Tổng thống Nga Putin cũng liên quan tới vụ việc lần này. Ảnh: AFP.

Theo AFP, một trong những cái tên gây chú ý trong vụ rò rỉ lần này chính là anh rể nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hồi tháng 9/2009, theo ICIJ, Đặng Gia Quý đã trở thành giám đốc kiêm cổ đông của 2 công ty đặt tại Virgin Islands của Anh có trong danh mục của Mossack Fonseca.

Anh rể của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một trong những cái tên gây nhiều chú ý trong danh sách được hé lộ. Ảnh: AFP.
Anh rể của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một trong những cái tên gây nhiều chú ý trong danh sách được hé lộ. Ảnh: AFP.

Cũng theo nguồn tin này, Lý Tiểu Lâm - con gái của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, cháu của Giả Khánh Lâm - một quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, Patrick Henri Devillers - đối tác kinh doanh của vợ cựu chính trị gia Trung Quốc Bạc Hy Lai cũng bị “điểm mặt” trong loạt rò rỉ thông tin này.

Trong khi Putin không bị nhắc đến trong vụ việc vừa qua, những người thân cận với ông lại “bí mật chuyển khoảng 2 tỷ USD thông qua các ngân hàng và công ty ma”, ICIJ cho hay.

Tại Iceland, hồ sơ cho thấy Thủ tướng Sigmundur David Gunnlaugsson cùng phu nhân sở hữu bí mật hàng triệu USD đầu tư tại các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính của nước này thông qua một công ty ở nước ngoài.

Trụ sở hãng luật Mossack Fonseca tại Panama. Ảnh: Internet.
Trụ sở hãng luật Mossack Fonseca tại Panama. Ảnh: Internet.

Danh thủ bóng đá Messi và cha cũng sở hữu một công ty tại Panama có tên là Mega Star, từng từ chối tham gia các điều tra của Tây Ban Nha về hoạt động thuế của cha con nhà Messi.

Cũng trong làng bóng đá, Francetv Info đã chỉ ra Chủ tịch UEFA Michel Platini là  bên hưởng lợi từ một công ty thuế đặt tại Panama, tuy nhiên không đưa ra cáo buộc về hoạt động phi pháp nào. Đơn vị truyền thông của Platini đưa ra tuyên bố với hãng tin AFP cho biết “toàn bộ tài khoản và tài sản của ông đã được khai báo với giới chức thuế tại Thụy Sỹ, nơi ông trở thành cư dân đóng thuế từ năm 2007”.

Phú Bình

(Theo AFP, CNA)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.