Hé lộ nội dung 'nóng' ở Nhà Trắng ngày Triều Tiên thử bom

Sau khi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch ngày 3/9, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bữa trưa bàn luận một loạt nội dung "nóng" tại Nhà Trắng.

Hãng NBC News (Mỹ) ngày 8/9 đã đăng thông tin này dựa theo tiết lộ của một số quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Những chính khách giấu tên này khẳng định đây là các đề xuất "nóng" nằm trong biện pháp cứng rắn hơn của Mỹ đối với Triều Tiên.

Triều Tiên, Mỹ, Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một bữa trưa tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Theo các quan chức giấu tên này, các cố vấn an ninh cấp cao của chính quyền ông Trump đã đưa ra hàng loạt đề xuất trong bữa ăn trưa tại Nhà Trắng ngày 3/9, chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch. Các đề xuất gồm gói ngoại giao và quân sự như tấn công mạng, tăng hoạt động giám sát và tình báo… đối với Bình Nhưỡng

Trong khi cuộc thảo luận ngày hôm đó bao gồm chi tiết về tiềm lực quân sự của Mỹ thì trọng tâm chiến thuật vẫn được đề ra là ngoại giao với Trung Quốc và các đồng minh của Washington.

Một quan chức nói: “Chúng tôi đã thảo luận về mọi thứ điên rồ chưa bao giờ thực hiện”. Nhưng khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân dường như được loại trừ. Một trong những quan chức giấu tên trên nhận định việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể quá mạnh mẽ và không nhận được ủng hộ của đồng minh quốc tế và cộng đồng trong nước.

Các quan chức giấu tên này cũng tiết lộ Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 6/9 đã điện đàm trong 45 phút, nhưng hai nhà lãnh đạo không đạt được nhất trí về con đường phía trước.

Theo nguồn tin này, tham gia bữa trưa ngày 3/9 cùng Tổng thống Trump có Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Cố vấn An ninh Quốc gia H.R. McMaster, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford và Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats.

Sau đó, đội ngũ cố vấn an ninh của Tổng thống tiếp tục tiến hành cuộc gặp khác liên quan tới vấn đề tại Phòng Tình huống ở Nhà Trắng với thêm sự góp mặt của Ngoại trưởng Rex Tillerson và Giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA) Mike Pompeo.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 7/9 dẫn lời Tổng thống Mỹ: “Động thái quân sự là một lựa chọn. Nó có chắc chắn xảy ra không? Chẳng có gì là không thể tránh được cả”. Ông chủ Nhà Trắng nói thêm: “Tôi vẫn không ưu tiên con đường quân sự. Nếu chúng ta làm như vậy với Triều Tiên thì đó sẽ là một ngày rất buồn đối với họ”.

Trong một diễn biến đáng quan tâm, tàu đổ bộ tấn công đa dụng Mỹ USS Wasp chở hàng loạt chiến đấu cơ F-35B đã rời Virginia để tới Sasebo (Nhật Bản) gia nhập Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ. Theo hãng Sputnik (Nga), động thái này đồng nghĩa với việc USS Wasp đã mang những chiến đấu cơ tối tân nhất của Mỹ tới gần Bán đảo Triều Tiên./.

Theo Baotintuc

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.