Hệ lụy của thủy điện làm 'nóng' nghị trường HĐND tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tại phiên thảo luận tổ, hầu hết các ý kiến đều tập trung vào hệ lụy của các nhà máy thủy điện gây ra đối với Nghệ An trong thời gian qua.

"Cần có biện pháp mạnh với thủy điện"

Chiều 10/7, phiên thảo luận tổ 5 của đại biểu HĐND tỉnh thuộc khu vực 3 huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn diễn ra rất sôi nổi. Tại đây, phần lớn các ý kiến nói về hệ lụy nghiêm trọng thủy điện gây ra đối với người dân 3 huyện này cũng như Nghệ An nói chung.

Ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Huyện ủy Tương Dương cho rằng, thời gian qua mặc dù lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã vào cuộc rất quyết liệt nhưng việc giải quyết hệ lụy, tồn đọng của thủy điện vẫn còn rất lớn. “Chúng ta đã nói rất nhiều, hệ lụy của thủy điện là rất lớn. Bây giờ không chỉ xả lũ vào mùa lũ mà không có lũ cũng xả. Xả không đúng quy trình làm chết người”, ông Hải bày tỏ bức xúc và cho rằng cơ quan chức năng cần phải có biện pháp mạnh”.

Phiên thảo luận tổ 5 diễn ra rất sôi nổi. Ảnh: Tiến Hùng
Phiên thảo luận tổ 5 diễn ra rất sôi nổi. Ảnh: Tiến Hùng

Cũng theo ông Hải, Bộ Công Thương đã có thông tư quy định đối với những thủy điện nhỏ, phải di dời ít hộ dân thì mới được phê duyệt xây dựng. “Một số nhà máy vì thế đã "lách luật" bằng việc đánh giá tác động môi trường sai, để di dời ít hộ dân hơn, vừa được phê duyệt triển khai vừa đỡ tốn kém khi di dời”, ông Hải nói và cho rằng, cần phải rà soát lại công tác đánh giá tác động môi trường ở các nhà máy thủy điện.

“Thủy điện làm ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu hạ tầng, làm trôi và hư hại rất nhiều đường sá và nếu không tìm ra giải pháp, thời gian tới sẽ tiếp tục. Bây giờ cấp ủy, chính quyền địa phương có thủy điện lại lo nơm nớp mỗi khi thủy điện xả lũ, trong khi hầu như ngày nào cũng có đơn thư của người dân khiếu nại liên quan thủy điện”, Bí thư Huyện ủy Tương Dương nói và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần sớm phê duyệt điều chỉnh phương án vận hành liên hồ chứa, đồng thời phê duyệt phương án phòng, chống mưa lũ...

Ông Nguyễn Văn Hải phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Tiến Hùng
Ông Nguyễn Văn Hải phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Tiến Hùng

Cùng quan điểm với ông Hải, ông Nguyễn Thanh Hoàng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho hay, lãnh đạo huyện cũng đang “rất đau đầu” vì các nhà máy thủy điện. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 2 dự án thủy điện “quy hoạch treo” trong gần 10 năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong khi địa phương nhiều lần kiến nghị dừng dự án này nhưng Bộ Công Thương vẫn không đồng ý.

“Chúng tôi cứ băn khoăn 2 dự án thủy điện này có triển khai được không và triển khai thì bao giờ xong. Hay là cứ treo mãi như thế. Chúng ta chả lẽ không có giải pháp gì. Người dân sống trong quy hoạch treo hiện đang rất khổ sở vì không được đầu tư hạ tầng”, ông Hoàng bức xúc.

Ngoài ra, trong đợt mưa bão năm 2018, khi Thủy điện Bản Vẽ tích nước khiến mực nước dâng ngập nhà dân ở xã Mỹ Lý. Sau đó thủy điện bất ngờ xả lũ mạnh khiến 19 nhà dân bị trôi tuột xuống lòng hồ. Nhưng sau đó nhà máy thủy điện không chịu bồi thường dù chính quyền nhiều lần đề nghị.

“Các hộ dân khi đánh giá tác động môi trường không nằm trong diện đền bù nhưng khi tích nước thì lại bị ngập rồi hư hỏng nhà cửa. Chúng tôi nhiều lần làm việc với thủy điện giống như đi xin vậy mà không được. Phải nói rõ đây không phải là hỗ trợ mà là đền bù, là trách nhiệm của thủy điện”, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn gay gắt nói.

Còn ông Phan Đức Sơn - Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho hay, mặc dù vừa lên Tương Dương nhận công tác được nửa năm nhưng ông cũng thấy rõ hệ lụy quá nặng nề của thủy điện. Trong khi công tác bồi thường được triển khai chậm chạp. “Một tháng tôi tiếp dân 2 lần, và phần lớn đều thắc mắc về công tác bồi thường liên quan thủy điện, trong khi nó không thuộc thẩm quyền của huyện. Với riêng Thủy điện Khe Bố, tôi làm việc 2 lần và đưa ra 26 nội dung lớn nhỏ để giải quyết, có thời hạn giao đầy đủ cho thủy điện và cơ quan liên quan nhưng chậm vẫn hoàn chậm”, ông Sơn nói.

"Đúng quy trình nhưng vẫn gây thiệt hại thì quy trình có vấn đề"

Tham gia phát biểu tại thảo luận tổ, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông cho hay, thiệt hại trong những đợt lũ vừa qua là quá lớn và chắc chắn nguyên nhân cơ bản đến từ các nhà máy thủy điện. “Thường trực Tỉnh ủy đã làm việc nhiều lần và quan điểm là kiên quyết nói không với phát triển mới các dự án thủy điện”, đồng chí Nguyễn Văn Thông nói và cho hay, Thường trực Tỉnh ủy cũng yêu cầu gắt gao nhà máy thủy điện, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm với thiệt hại của bà con sau các đợt lũ.

Đồng chí Nguyễn Văn Thông tham gia phát biểu. Ảnh: Tiến Hùng
Đồng chí Nguyễn Văn Thông tham gia phát biểu. Ảnh: Tiến Hùng

“Qua kiểm tra thì các thủy điện xả lũ đều đúng quy trình. Nhưng tại sao đúng quy trình lại gây thiệt hại lớn đến như vậy. Điều đó cho thấy vấn đề nó nằm ở cái quy trình”, đồng chí Nguyễn Văn Thông nói.

Cho rằng “quy trình vận hành thủy điện có vấn đề”, Thường trực Tỉnh ủy đã đề nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng điều chỉnh kế hoạch tích nước xả lũ của các nhà máy trên địa bàn gửi ra bộ, ngành Trung ương phê duyệt. Tuy nhiên đến nay, việc điều chỉnh vẫn chưa được phê duyệt. “Nếu không có động thái gì, nguy cơ vài tháng tới đây, khi mùa mưa lũ tới, người dân sẽ lại tiếp tục chịu cảnh màn trời chiếu đất", Phó Bí thư Tỉnh ủy nói và đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan phải có thái độ rõ ràng, kiên quyết hơn với thủy điện. Phải có biện pháp mạnh, dựa trên trách nhiệm pháp lý để yêu cầu thủy điện chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra. 

Ngoài ra, tại phiên thảo luận tổ này, các đại biểu còn tập trung vào những vấn đề nóng mà Báo Nghệ An đã phản ánh thời gian qua. Ông Nguyễn Đình Hùng - Bí thư Huyện ủy Con Cuông báo động về tình trạng buông lỏng trong công tác hoàn thổ, tạo ra những cái bẫy chết người như vụ chết đuối của 5 học sinh ở huyện Yên Thành mới đây, đồng thời đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc trong công tác này.

Trong khi Bí thư Huyện ủy Tương Dương Nguyễn Văn Hải bày tỏ lo lắng về tình trạng sạt lở ở các huyện miền núi. Đặc biệt là ở bản Phá Kháo (xã Mai Sơn), khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn mà Báo Nghệ An có bài phản ánh hơn 1 tháng trước. 

Báo động nạn đuối nước trẻ em

Báo động nạn đuối nước trẻ em

(Baonghean.vn) - Thống kê của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, trung bình hàng năm giai đoạn từ năm 2010 - 2015 có khoảng 3.000 trẻ em ở Việt Nam bị chết đuối. Đến năm 2016, số trẻ em tử vong do chết đuối là 2.110 trường hợp.

tin mới

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.