Hệ thống 4K51 Rubezh - Bộ 3 lá chắn bờ biển Việt Nam

Theo nhận định của phương Tây, với các tổ hợp 4K51 Rubezh, K-300P Bastion-P và 4K44B Redut-M, Hải quân Việt Nam đã tạo nên lá chắn thép phòng thủ bờ biển.

Hệ thống 4K51 được nghiên cứu và sản xuất bởi Liên Xô. Cho đến tận ngày nay, vũ khí này vẫn được lực lượng hải quân nhiều nước trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam.

Hệ thống 4K51 đã phục vụ trong Hải quân Việt Nam hơn 30 năm nay và đã trở thành bộ 3 cực mạnh gồm Redut-M, 4K51 Rubezh và tổ hợp K-300P Bastion-P để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam hướng ra Biển Đông.

Hiện nay, thế trận tác chiến chống xâm nhập bằng đường biển thường có 3 tuyến. Tuyến 1 là lực lượng ngăn chặn từ xa do các tàu tác chiến viễn dương và tàu ngầm, kết hợp với không quân đảm nhiệm; tuyến 2 là các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa cỡ nhỏ và tuyến 3 là lực lượng phòng thủ bờ đối hải.

Hải quân Việt Nam huấn luyện với hệ thống 4K51 Rubezh.
Hải quân Việt Nam huấn luyện với hệ thống 4K51 Rubezh.

Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng đủ điều kiện xây dựng đủ 3 tuyến phòng thủ từ xa đến gần. Xây dựng tuyến 1 với các tàu mặt nước hạng nặng như: Tàu hộ vệ, tàu khu trục, tàu chi viện tổng hợp, tàu trinh sát điện tử... chỉ phù hợp với các nước có chiến lược quân sự vươn ra biển xa, hơn nữa, các loại tàu này quá đắt.

Ví dụ như 1 tàu hộ vệ hạng nặng có lượng giãn nước từ 4000 tấn trở nên cũng mất gần 1 tỷ USD, 1 tàu khu trục hạng nặng cũng phải vài tỷ, chưa kể đến chi phí hàng chục tỷ USD cho một tàu sân bay.

Các nước có lực lượng hải quân mặt nước không mạnh, ngân sách quốc phòng ít ỏi thường ưu tiên phát triển kết hợp tuyến thứ 2 và thứ 3. Còn tuyến thứ 1, tức là khả năng đánh chặn xa bờ sẽ được bổ khuyết bằng khả năng tác chiến của lực lượng không quân có khả năng tác chiến đối hải, lực lượng không quân của hải quân và tàu ngầm thông thường (nếu có).

Việt Nam là nước đi theo mô hình phòng thủ bờ biển kiểu phát triển mạnh tuyến 2 và 3, còn tuyến 1 không thiên về lực lượng tàu tác chiến mặt nước tầm xa, nhiệm vụ này chủ yếu được giao cho lực lượng không quân và tàu ngầm của ta. Trên thực tế, điều này là đúng vì Việt Nam không đủ lực để theo đuổi xu hướng phát triển tàu tác chiến viễn dương.

Thực tế, trong các cuộc chiến tranh hiện đại, Mỹ thường sử dụng máy bay tàng hình và tên lửa hành trình để tấn công cơ quan đầu não, bộ chỉ huy tác chiến, hệ thống radar cảnh báo sớm và các bệ phóng tên lửa cố định của đối phương, làm tê liệt khả năng chỉ huy, kiểm soát và các hệ thống phòng thủ.

Đòn đánh này hiện đã được các nhà hoạch định quân sự trên thế giới, đặc biệt là người Nga nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm cách khắc chế bằng cách tập trung phát triển tính năng cơ động cho các loại vũ khí tấn công và phòng thủ, không để đối phương có cơ hội triệt hạ các hệ thống vũ khí của mình.

Tất cả các hệ thống tên lửa đối hạm thuộc "Bộ 3 lá chắn biển" đều có định hướng thống nhất là: không nhiều nhưng đồng bộ, thiên về chức năng phòng thủ với khả năng đánh chặn từ xa đến gần và có khả năng cơ động rất cao khi được đặt trên các khung gầm xe vận tải dã chiến.

Hệ thống phòng thủ bờ K-300P Bastion-P của Việt Nam.
Hệ thống phòng thủ bờ K-300P Bastion-P của Việt Nam.

Ngay sau khi phóng tên lửa, các tổ hợp lại tiếp tục cơ động đến vị trí tác chiến mới làm tên lửa hành trình của đối phương không thể xác định được mục tiêu. Trang bị phương tiện phóng cơ động cũng tạo điều kiện để xây dựng các mô hình giả nhằm đánh lừa đối phương.

Điểm ưu việt nhất là các xe chỉ huy - điều khiển, xe radar, xe phóng tên lửa có thể hoạt động cách xa nhau, rất thuận lợi để thực hiện phương châm "trang bị phân tán, hỏa lực tập trung", nếu có bị đánh trúng cũng chỉ thiệt hại 1 phần, không phải là toàn hệ thống nên rất dễ bổ sung, nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu.

Một ưu thế nữa là tất cả các hệ thống này cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật nên có thể sử dụng chung số liệu quan sát của radar bờ đối hải và hệ thống chỉ thị mục tiêu của máy bay trinh sát, và tàu chiến nên luôn đảm bảo được khả năng khống chế vùng biển ngay cả khi radar của một vài hệ thống bị tê liệt.

Khi chiến hạm đối phương tiếp cận bờ biển Việt Nam khoảng vài trăm km, 3 loại tên lửa nêu trên có tầm bắn khác nhau, hợp thành 3 lớp phòng thủ từ xa đến gần. Trong đó, tên lửa P-35 thuộc tổ hợp 4K44B Redut-M có tầm bắn 450 km lập thành tuyến phòng thủ từ xa.

Còn tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont của hệ thống K-300P Bastion-P có tầm bắn 300 km và tốc độ cực nhanh sẽ bắn hạ các chiến hạm có thể vượt qua tuyến 1, lập thành tuyến phòng thủ thứ 2; Tên lửa P-15 Temit của tổ hợp 4K51 Rubezh với tầm bắn 80 km sẽ tiêu diệt những kẻ còn sống sót qua 2 đòn trời giáng trên mon men vào gần bờ.

Theo Baodatviet

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.

Biên giới

Những lá đơn tình nguyện 'lên đường đi giữ biên cương'

(Baonghean.vn) - Ngót 45 năm đã trôi qua, các thế hệ người dân Việt Nam vẫn luôn ghi nhớ không khí sục sôi của những tháng ngày lịch sử. Hiện, ở Bảo tàng Quân khu 4 còn lưu giữ những lá đơn tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương của những thanh niên đất Nghệ.