Hệ thống cảnh báo sóng thần của Indonesia không hoạt động từ năm 2012

Theo Minh Phương (Dân trí/CNA)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Hệ thống phao cảnh báo sóng thần của Indonesia đã không hoạt động kể từ năm 2012, một quan chức nước này cho biết hôm nay 24/12, chỉ hai ngày sau trận sóng thần tấn công đảo Sumatra và Java ở eo biển Sunda khiến gần 300 người thiệt mạng.
Hệ thống cảnh báo sóng thần của Indonesia không hoạt động từ năm 2012 - Ảnh 2.
Không được cảnh báo sớm sóng thần khiến người dân ở đảo Sumatra, Java của Indonesia không kịp sơ tán. Ảnh: New York Times

Trong hàng loạt bình luận trên Twitter hôm nay, người phát ngôn Cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết: "Các hành động phá hoại, thiếu ngân sách và lỗi kỹ thuật đã khiến hệ thống phao cảnh báo sóng thần không hoạt động". Quan chức này xác nhận, vào đêm sóng thần tấn công đảo Sumatra và Java, không có bất cứ hệ thống cảnh báo sóng thần nào hoạt động.

"Không có hệ thống cảnh báo sóng thần nào vào đêm 22/12/2018. Điều đó đã khiến giới chức địa phương không thể phát hiện sớm sóng thần. Các dấu hiệu cảnh báo sóng thần không thể ghi nhận được do đó người dân không có thời gian để sơ tán", ông Nugroho viết.

Cũng theo ông Nugroho, Indonesia đến nay vẫn chưa có một hệ thống cảnh báo sóng thần có thể phát hiện sạt lở dưới đáy biển và những vụ phun trào núi lửa dưới biển.

Hệ thống cảnh báo sóng thần của Indonesia không hoạt động từ năm 2012 - Ảnh 3.
Đồ họa mô phỏng sóng thần do núi lửa Anak Krakatau gây ra. Đồ họa: Alex Cox/Dailymail

Hiện tại, Indonesia chỉ có một hệ thống cảnh báo sớm sóng thần gây ra bởi các trận động đất. Hệ thống này được lắp đặt vào năm 2008, vài năm sau trận động đất mạnh 9,3 độ richter kéo theo một đợt sóng thần tấn công khu vực Banda Aceh năm 2004. Thảm họa kép này ở Ấn Độ Dương khiến 168.000 người Indonesia và gần 250.000 người ở các khu vực lân cận thiệt mạng.

Ông Nugroho cho biết: "Có tới 127 núi lửa hay tương đương 13% núi lửa của thế giới tập trung ở Indonesia. Một số núi lửa đó nằm dưới biển hoặc nằm trên những đảo nhỏ nên khi phun trào có thể gây ra sóng thần. Theo ông, đó chính là thách thức cho các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu để phát triển các hệ thống cảnh báo sớm.

Tối 22/12, một đợt sóng thần mạnh đã tấn công eo biển Sunda nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia, chỉ khoảng hơn 20 phút sau khi núi lửa ở đây phun trào. Thảm họa sóng thần này đã khiến ít nhất 281 người thiệt mạng, hơn 1.000 người bị thương. Con số thương vong được dự báo còn tăng tiếp.

Sở dĩ con số thương vong cao là bởi người dân ở các vùng đảo trên không nhận được bất cứ cảnh báo nào về một đợt sóng thần sắp ập tới. Giới chức địa phương thậm chí ban đầu còn cho rằng, đợt sóng tấn công không phải sóng thần mà chỉ là một đợt thủy triều dâng nên người dân không cần quá lo lắng.

Giới chuyên gia cho rằng, trận sóng thần này có thể gây ra do núi lửa Anak Krakatoa phun trào kéo theo hiện tượng "sụp đổ một phần" núi Anak Krakatau xuống biến và gây ra đợt sóng lớn.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.