Hillary Clinton cán đích bầu cử sơ bộ gay cấn

Hillary Clinton vừa có một ngày lịch sử, khi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên tiến tới vị trí ứng viên Tổng thống đại diện cho phe Dân chủ.

Nữ chính trị gia Hillary Clinton. Ảnh: Reuters.
Nữ chính trị gia Hillary Clinton. Ảnh: Reuters.

Thành tích trên của cựu Ngoại trưởng đã khép lại cuộc bầu cử sơ bộ nhiều gay cấn, mở ra cơ hội rộng mở hơn cho bà trở lại Nhà Trắng.

Theo AP, cựu ngoại trưởng Mỹ đã có được 2.383 đại biểu theo yêu cầu để trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ nhờ chiến thắng mang tính quyết định cuối tuần trước ở Puerto Rico và sự ủng hộ vào phút chót từ các siêu đại biểu. 

Hiện bà có 1.812 đại biểu cam kết trong các cuộc bỏ phiếu sơ bộ và họp kín, cùng 571 siêu đại biểu. 

Đảng Dân chủ sẽ tổ chức đại hội tại Philadelphia vào tháng sau để chính thức chọn ra ứng viên tham dự cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11, đối đầu với ứng viên của đảng Cộng hòa Donald Trump.

Chiến thắng mới nhất của bà Clinton diễn ra gần 8 năm sau khi bà thất bại trước ông Barack Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần đầu. 

Tham gia tranh cử lần này trên vai trò một người kế nhiệm trung thành với ông Obama, bà Clinton đối mặt với thách thức lớn từ thượng nghị sĩ Bernie Sanders để trở thành đại diện của đảng Dân chủ.

Ông Obama dự kiến chính thức tuyên bố ủng hộ bà Clinton làm ứng viên tổng thống trong tuần này. Tỷ lệ đồng thuận gia tăng trong những tháng gần đây của tổng thống Mỹ sẽ là lợi thế lớn mở đường cho bà Clinton. 

Theo TIME, chiến thắng ở Guam và Puerto Rico cùng với đủ số siêu đại biểu đã đưa Thượng nghị sĩ New York, cũng là cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ, đến đích cuối của vòng bầu cử sơ bộ Đảng Dân chủ.

Đây là một cái kết mà nhiều người đã đoán định và mong đợi, kết thúc chiến dịch vận động khó nhọc của nữ chính trị gia trước đối thủ đáng gờm Bernie Sanders.

Tin vui của Hillary Clinton xuất hiện đúng vào lúc chỉ một ngày nữa là tròn 8 năm khi chính bà chấp nhận thua trước Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2008.

Theo VNN

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.