Hillary Clinton liệu có gục ngã vì cuộc điều tra của FBI?

Việc FBI tuyên bố điều tra thêm bê bối email của bà Clinton làm sự ủng hộ đối với bà giảm mạnh, trong khi ông Trump trỗi dậy mạnh mẽ.

cuoc-dieu-tra-email-cua-fbi-co-the-khien-clinton-thua-cuoc

Chênh lệch số người ủng hộ bà Clinton với ông Trump đang giảm rõ rệt. Ảnh: AP.

Cách đây một tuần, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng gần như đã ngã ngũ với lợi thế áp đảo nghiêng về Hillary Clinton, sau hàng loạt bê bối của Donald Trump. Nhưng cuộc điều tra email mới công bố của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử, theo Guardian.

Đảng Dân chủ lo ngại những cuộc điều tra mới về việc sử dụng máy chủ email riêng khi bà Clinton còn là ngoại trưởng diễn ra vào thời điểm khó khăn. Nó gây khó cho việc chứng minh sự vô tội của bà khi chỉ còn một tuần nữa là đến ngày bầu cử. Không chỉ vậy, lá thư gửi tới các quan chức quốc hội của giám đốc FBI James Comey đã nhấn mạnh đến một loạt thông tin vốn đã khiến tỷ lệ dẫn trước của bà Clinton bị suy giảm nghiêm trọng.

Động lực cho ông Trump trở lại bắt đầu từ một loạt email, trong đó cho thấy vì sao bà Clinton mạo hiểm nhiều thứ để giữ quyền kiểm soát các hình thức liên lạc điện tử của mình. Các email được tung ra bởi WikiLeaks có liên quan tới ông John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Các nội dung của email đã được rò rỉ trong nhiều tuần với nội dung gây bẽ mặt cho đội ngũ tranh cử của đảng Dân chủ.

Vào giữa tuần trước, một bài báo của Guardian dường như cho thấy sự mập mờ trong việc kinh doanh, từ thiện và quyền lợi chính trị của gia đình Clinton. Các thông tin chỉ liên quan tới cựu tổng thống Bill Clinton, nhưng nó mang lại cơ hội công kích bà Hillary Clinton cho phe ủng hộ Donald Trump. Trước đó, phe Donald Trump đã phải vất vả tìm cách chuyển hướng chú ý khỏi những bê bối về thuế và hành vi không phù hợp của ông với phụ nữ.

Bầu cử tổng thống Mỹ năm nay được mô tả là cuộc tranh tài bất tín nhiệm, do vậy không cần quá nhiều lý do để thay đổi thái độ của các cử tri độc lập. Tới ngày 28/10, tin xấu về Clinton và sự im lặng của tin tức về Trump đã khiến tỷ lệ dẫn trước của bà Clinton đã giảm một nửa so với thời điểm sau cuộc tranh luận tổng thống thứ ba.

"Khi sự chú ý dồn vào Trump, Clinton là người thắng thế. Giờ đây, mọi sự chú ý sẽ tập trung vào Clinton", chuyên gia chính trị Frank Luntz nhận định. Ông dự đoán chiến thắng năm nay sẽ thuộc về người có khả năng đẩy sự chú ý của công luận về phía đối phương.

Các khảo sát trước ngày 30/10 cho thấy bà Clinton vẫn dẫn trước 3,4% so với đối thủ. Số điểm dẫn trước của Bill Clinton từng giảm từ 11 xuống chỉ còn 3 điểm trong vòng hai tuần trước cuộc bầu cử năm 1992, nhưng ông vẫn chiến thắng với số điểm gấp đôi như vậy.

Nhưng điều đảng Dân chủ lo ngại là chưa có nhiều cuộc khảo sát được tiến hành sau thông tin điều tra email của FBI.

Khảo sát của ABC News và Washington Post vào ngày 30/10 cho thấy Clinton chỉ còn dẫn trước một điểm. Thông tin của FBI đã củng cố thêm cho đánh giá của cử tri trước đó, đồng thời tác động tới sự chênh lệch giữa hai ứng cử viên.

"Gần một phần ba người được hỏi nói họ ủng hộ bà Clinton ít đi sau tuyên bố của giám đốc FBI. Nếu xét tới những yếu tố khác, 63% người được hỏi cho rằng thông tin này không tạo ra sự khác biệt nào", chuyên gia khảo sát Gary Langer cho biết.

Chỉ 7% người ủng hộ Clinton cảm thấy cuộc điều tra sẽ thay đổi kết quả bầu cử. Nhưng tỷ lệ này đã tăng vọt với những nhóm cử tri quyết định không bầu cho Hillary Clinton.

Những con số này đủ khiến chiến dịch tranh cử của bà Clinton lo ngại. Hơn nữa, nhóm ủng hộ Trump đang tăng lên trong tuần qua, sau khi chỉ trích nhằm vào ông giảm dần.

Công bố của FBI, dù không đủ sức làm thay đổi quyết định của cử tri nhưng có thể khiến họ củng cố thêm quan điểm của mình, từ đó ảnh hưởng tới kết quả chạy đua. Điều này được thể hiện trong một khảo sát tại 13 bang chiến trường. Cuộc bình chọn của đài CBS cho thấy chỉ 5% người ở đảng Dân chủ khẳng định vấn đề này làm họ khó ủng hộ bà Clinton, so với hơn 25% số thành viên đảng Cộng hòa. Điều này lý giải vì sao đảng Dân chủ đã nhanh chóng yêu cầu FBI buông tha bà Clinton.

Phe trung thành với Clinton khẳng định những email được tìm thấy trong máy tính của trợ lý Huma Abedin và người chồng  Anthony Weiner không liên quan tới cuộc bầu cử. Ngay cả khi phát hiện có thêm thông tin mật được gửi qua máy chủ riêng, nó không thể thay đổi quyết định trước đây của FBI, rằng cáo buộc hình sự đối với bà Clinton sẽ không công bằng nếu không có bằng chứng về động cơ hoặc âm mưu che giấu sự việc.

Tuy nhiên, nghi vấn FBI đang nhìn nhận sự việc theo một hướng khác vẫn được nêu lên. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ 11% người bầu cử tin Hillary Clinton là người trung thực và đáng tin cậy, trong khi con số này là 16% với Donald Trump.

"Cuộc điều tra của FBI khó có thể thay đổi cán cân người ủng hộ hai ứng cử viên hiện nay. Nhưng chạy đua vào Nhà Trắng trong lúc đối mặt nguy cơ bị điều tra hình sự thực sự không hay ho chút nào", cây bút Dan Roberts của Guardiannhận định.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.