Hình ảnh mới của 'người phụ nữ quyền lực nhất' Triều Tiên

(Baonghean.vn) - Vốn được biết đến trong vai trò trợ lý thân cận và là em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nay bà Kim Yo-jong, chính thức bước ra “sân khấu” chính trị với hình ảnh hoàn toàn khác: Quyết liệt và đầy quyền lực.

Cũng giống như bất kỳ thành viên nào trong gia đình, những thông tin về bà Kim Yo-jong, con gái út cố lãnh đạo Kim Jong-il và là em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un rất hiếm hoi. Kể cả khi bà Kim trở thành người phụ tá thân cận bên cạnh anh trai trong các chuyến công du lịch sử, truyền thông cũng khó tiếp cận và xác định vai trò thực sự của bà.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, bà Kim liên tục ra mặt với những tuyên bố quan trọng về các vấn đề của đất nước kể cả mối quan hệ liên Triều - một trong những vấn đề hệ trọng nhất của Bình Nhưỡng. Đặc biệt, những ngày qua, truyền thông nhà nước Triều Tiên làm bật hình ảnh và vai trò của Kim Yo-jong trong phản ứng về hành động rải truyền đơn từ phía Hàn Quốc.

Bà Kim Yo-jong - em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Getty
Bà Kim Yo-jong - em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Getty

Chiến thuật tạo ảnh hưởng

Triều Tiên ngày 16/6 đã cho phá hủy tòa nhà văn phòng liên lạc liên Triều ở ngay phía bắc Khu phi quân sự trong một động thái vừa mang tính biểu tượng vừa mang tính chiến thuật. Nhưng theo các chuyên gia, nó cũng có thể phục vụ cho một mục đích khác: Nâng cao vị thế trong nước cho em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 

Sự vắng mặt trong những tháng gần đây của ông Kim đã làm dấy lên những đồn đoán về sức khỏe của ông và Kim Yo-jong được truyền thông quốc tế đánh giá là một gương mặt tiềm năng và xứng đáng hơn cả để có thể tiếp quản nhiều công việc quan trọng trong trường hợp nhà lãnh đạo Kim vắng mặt. Yoo Dong-ryul, một chuyên gia về Triều Tiên tại Viện Dân chủ Tự do Hàn Quốc ở Seoul nhận định, “những gì chúng ta thấy bây giờ là Triều Tiên dường như đang xây dựng kế hoạch người kế nhiệm dự phòng”.

Vấn đề ở đây, bà Kim Yo-jong là phụ nữ và vẫn còn quá trẻ, ông nói thêm. Vì vậy, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhận thấy cần phải giúp em gái chứng minh có đủ năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp của đất nước với những hành động có thể làm tiêu tan mọi sự dè dặt của những người cứng rắn trong quân đội. Việc Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc hai miền không lâu sau tuyên bố từ Kim Yo-jong cho thấy quyền lực mạnh mẽ mà người phụ nữ này nắm trong tay.

Kim Yo-jong tháp tùng anh trai trong các chuyến công du quan trọng. Ảnh: Reuters
Kim Yo-jong tháp tùng anh trai trong các chuyến công du quan trọng. Ảnh: Reuters

Một ngày sau khi Văn phòng liên lạc liên Triều bị phá hủy, trong bài phát biểu của mình, bà Kim Yo-jong nói rằng “Khó chịu khi nghe những lời đường mật trơ trẽn”. Trong đó, bà đã chê bai bài phát biểu 2 ngày trước của Tổng thống Moon Jae-in nhân kỷ niệm 20 năm Tuyên bố chung liên Triều (15/6/2000).

Theo các chuyên gia, ở Triều Tiên, rất ít nhà lãnh đạo khác ngoài ông Kim Jong-un có thể đưa ra những tuyên bố như thế. Bà Kim có thể nắm quyền lực lớn hơn nhiều so với các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban tuyên truyền đảng Lao động và chỉ là ủy viên dự khuyết bộ Chính trị Triều Tiên.

Giới phân tích nhận định, con đường chính trị của bà Jong có phần khác so với truyền thống. Khi cố Chủ tịch Kim Jong-il lên lãnh đạo đất nước, nắm quyền kiểm soát quân đội là ưu tiên hàng đầu của ông. Con trai ông, Kim Jong-un, được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương trước khi chính thức được tuyên bố là nhà lãnh đạo tương lai. Trong khi đó, bà Kim Yo-jong không có hồ sơ quân sự và hiện cũng không phải là thành viên của Quân ủy Trung ương. Vì thế, có vẻ như bà không thể nắm vai trò quan trọng nếu không có một hồ sơ chính trị đủ thuyết phục.

Kim Yo Jong xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong lần “tái xuất” đầu tiên của ông hồi tháng 5 sau nhiều ngày vắng bóng. Ảnh: KCNA
Kim Yo -jong xuất hiện bên cạnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong lần “tái xuất” đầu tiên của ông hồi tháng 5 sau nhiều ngày vắng bóng. Ảnh: KCNA

Con đường chính trị

Kim Yo-jong là con út và là con gái duy nhất của cố lãnh đạo Kim Jong Il. Cho đến nay, những thông tin cá nhân về bà vẫn còn thiếu nhất quán. Theo Bộ Tài chính Mỹ, Kim Yo-jong sinh ra ngày 26 tháng 9 năm 1989 tại Bình Nhưỡng, trong khi cơ quan tình báo Hàn Quốc cho rằng, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên sinh năm 1987. Những năm tuổi thơ, Yo-jong sống cùng gia đình ở trung tâm Bình Nhưỡng, theo Biography.com. Năm 1996, bà đi du học Thụy Sĩ cùng anh trai, ở đó, bà dùng bí danh Pak Mi Hyang.

Năm 2007, Kim Yo-jong chính thức bước chân vào chính trường và bước đầu tiên là tham gia Đảng Lao động Triều Tiên. Bà làm thư ký cho cha mình cho đến khi ông qua đời vào năm 2011 nhưng điều này hoàn toàn không được tiết lộ công khai. Trong mắt công chúng quốc tế, con gái út của ông Kim Jong-il chỉ được biết tới trong bức ảnh tại lễ tang cha, đằng sau anh trai Kim Jong-un.

Khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền, Kim Yo-jong có vai trò thúc đẩy hình ảnh của ông với tư cách là phó giám đốc đầu tiên của Ban Tuyên giáo. Vai trò phụ tá thân cận của bà Kim ngày càng được thể hiện, thông qua các hoạt động ngoại giao lớn. Bà luôn xuất hiện rạng ngời để hỗ trợ anh trai, có lần cầm gạt tàn cho ông Kim khi nhà lãnh đạo hút thuốc, chuẩn bị văn bản để ông ký kết trong gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump....

Bà Kim Yo-jong (trái) bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Xanh năm 2018. Ảnh: AP
Bà Kim Yo-jong (trái) bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Nhà Xanh năm 2018. Ảnh: AP

Năm 2018, khi tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông, Kim Yo-jong đã trở thành thành viên đầu tiên của gia đình họ Kim sang Hàn Quốc kể từ khi đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Bà làm đặc sứ của anh trai mình cho phái đoàn Triều Tiên và gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Xuất hiện dưới ống kính phóng viên quốc tế với một nụ cười mỉm, nhẹ nhàng và không có bất cứ phát biểu gì trước báo chí, thời điểm đó, New York Times so sánh Kim như “Ivanka của Triều Tiên”, thậm chí về mặt hình ảnh ngoại giao còn vượt cả Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence - một khách mời của lễ khai mạc Thế vận hội.

Tuy nhiên, sau 2 năm, từ một “sứ giả hòa bình”, mang “ngoại giao nụ cười” tới đất nước Hàn Quốc, Kim Yo-jong giờ đây đang khiến giới tinh hoa miền Nam sửng sốt với những chính sách cứng rắn. Chưa nói đến những hành động tiếp theo trong quan hệ liên Triều, nhân tố mới trong chính quyền Triều Tiên sẽ làm đau đầu giới chính trị Seoul.

“Ngoại giao nụ cười” của bà Kim Yo Jong khi tham dự Thế vận hội mùa đông 2018 tại Hàn Quốc. Ảnh AP
“Ngoại giao nụ cười” của bà Kim Yo -jong khi tham dự Thế vận hội mùa Đông 2018 tại Hàn Quốc. Ảnh A.P

Giới quan sát cho rằng, dù ý định củng cố vai trò của bà Kim là gì, rõ ràng bà đang chứng minh là “người quyền lực thứ 2”. Michael Madden, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Stimson - viện nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ nhận định “Rõ ràng Triều Tiên có kỳ vọng cao đối với bà ấy; không nhất thiết là nhà lãnh đạo tiếp theo, nhưng dù sao cũng là một người có tầm ảnh hưởng quan trọng”.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.