Hộ chăn nuôi không còn lợn bán

Thay vì xuất bán lợn, ông Phạm Văn Thịnh (55 tuổi, ở Hà Nam) mua đàn lợn tầm 90 kg mỗi con về vỗ béo, hy vọng gỡ gạc chút đỉnh sau vụ dịch.
Vừa buông bát cơm trưa, ông Phạm Văn Thịnh (55 tuổi, ở xã Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam) vội vã ra chuồng lợn. Khu chuồng rộng hơn 1.000 m2, từng nuôi 700 con lợn, nay chỉ còn 3 ô với 30 con, cân nặng đều trên 90 kg. Số lợn giống này được nhập nuôi năm ngày trước với giá 92.000 đồng 1 kg, bằng giá lợn hơi bán cho lò mổ.
Ông Phạm Văn Thịnh (55 tuổi, Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam) theo dõi sức khỏe của đàn lợn. Ảnh: Internet
Ông Phạm Văn Thịnh (55 tuổi, Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam) theo dõi sức khỏe của đàn lợn. Ảnh: Internet

30 con lợn giống tổng cộng 250 triệu đồng cũng là những đồng vốn cuối cùng ông Thịnh gom lại từ tiền hỗ trợ thiệt hại dịch tả châu Phi và tiền vay mượn họ hàng. Xã Ngọc Lũ vẫn nằm trong vùng có dịch và ông Thịnh coi việc nuôi lứa lợn này là "chơi tất tay cho canh bạc cuối".

Hơn 20 năm gắn bó với nghề chăn nuôi lợn, ông Thịnh từng đứng vững trong cơn "bão giá" năm 2016 - 2017, dịch tai xanh, lở mồm long móng năm 2018. Nhưng dịch tả lợn châu Phi đã "hạ gục" ông.

Ngày cuối tháng 5/2019, lợn bắt đầu bỏ ăn, tai tím tái chết dần. Kết quả xét nghiệm dương tính, gia trại của ông là nơi đầu tiên phát hiện virus tả lợn châu Phi trong xã, 260 con lợn thịt bị tiêu hủy. Cơ quan thú y, chính quyền xã khuyến cáo ông không tái đàn và đề nghị ký cam kết tự chịu thiệt hại.

"Nuôi được thêm ngày nào biết ngày đó, lơ là một chút, cả chục triệu đi tong. Nếu lợn khỏe mạnh, giữ giá thế này, may chăng gỡ gạc được ít vốn", ông Thịnh nói, nhẩm tính nếu vỗ béo lợn lên 120 kg rồi xuất chuồng, mất một tháng, trừ tiền cám có khả năng thu về hơn 50 triệu đồng. Cả ngày lẫn đêm, cứ chốc chốc ông lại ra chuồng ngó lợn, "thấy con nào bỏ ăn phải gọi lái buôn xuất ngay".

Ở xã Ngọc Lũ, nơi từng được mệnh danh "thủ phủ lợn miền Bắc", không nhiều người dám liều như ông Thịnh. Trước đợt dịch tả châu Phi, xã có hơn 400 hộ nuôi với hơn 45.000 đầu lợn, nay chỉ còn gần 40 hộ nuôi theo hình thức vỗ béo lợn thịt. Những dãy chuồng rộng thênh thang phủ trắng vôi bột. Nhiều hộ đã phá chuồng trại để trồng cây hoặc sửa lại để nuôi gà vịt.

Ở ngã tư chợ Thượng, xã Ngọc Lũ mới có thêm 6 người phụ nữ ngồi bán hoa quả, đồ nhựa gia dụng, hàng xén. Họ từng là những "đại gia chân đất" sở hữu đàn lợn vài nghìn con nhưng rồi bão giá, dịch bệnh liên tiếp đã vắt kiệt hết vốn. 

Sạp hàng hoa quả của chị Nguyễn Thị Nhung mới đóng bằng những thanh sắt phá từ khu chuồng nuôi từng nuôi 1.000 con lợn. Đợt dịch tả châu Phi, gia đình chị thiệt hại gần 1,5 tỷ đồng, mới nhận được một phần hỗ trợ, phải dành trả nợ. 

Tiêu hủy lợn ở Nghệ An. Ảnh: Tư liệu
Tiêu hủy lợn ở Nghệ An. Ảnh: Tư liệu

Chị Nhung chưa bao giờ nghĩ đến việc vĩnh viễn bỏ nghề nuôi lợn, nhưng "không biết lấy tiền đâu" để làm vốn tái sản xuất. Vợ chồng chị đang ôm khoản nợ gần 2 tỷ đồng. "Khi phải bán lợn rẻ, người ta gọi là bị lỗ vốn thôi. Nhà tớ bây giờ là phá sản", chị Nhung nói.  

Nói về kế hoạch khôi phục đàn lợn sau dịch, Chủ tịch xã Ngọc Lũ, ông Trần Đình Thiện thở dài: "Cái danh hiệu thủ phủ lợn miền Bắc kia có khi phải nhường cho nơi khác. Nuôi lợn quá nhiều rủi ro, chúng tôi đang khuyến khích bà con trước mắt nuôi gia cầm, lâu dài chuyển đổi sang nghề khác". 

Thống kê của UBND huyện Bình Lục cuối tháng 12/2019 cho thấy, tổng đàn lợn của huyện từ 147.000 đã giảm xuống 1/3, chỉ còn 58.000 con sau dịch. Trong đó, lợn thịt từ 133.000 giảm xuống còn 53.000 con. 

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.