Hồ Chí Minh - Người thiết kế một nhà nước Việt Nam kiểu mới

(Baonghean.vn) - Không đi theo con đường cứu nước của các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX, Nguyễn Tất Thành /Nguyễn Ái Quốc đã dấn thân tìm con đường cứu nước mới và lãnh đạo công cuộc giành độc lập dân tộc thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người kiến tạo nhà nước Việt Nam dân chủ nhân dân theo thể chế cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á.

Tìm đường cứu nước

Năm 1911, khi 21 tuổi, Nguyễn Tất Thành bắt đầu dấn thân tìm một con đường cứu nước mới. Khác với các vị tiền bối Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... theo “tân thư, tân văn”, Đông Du sang Nhật Bản để trở về Duy Tân, Nguyễn Tất Thành sang Pháp, các nước Âu - Mỹ, “quê hương” của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân. Tại đó, Nguyễn Tất Thành tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc, thực dân, về nhà nước, cơ sở chính trị, kinh tế - xã hội... của nó để tìm lời giải cho câu hỏi vì sao họ giàu, mạnh, đô hộ nước khác và dần hình thành tư tưởng về một nhà nước tương lai cho đất nước mình.

Nguyễn ÁI Quốc tại Đại hội Tours năm 1920. Ảnh tư liệu
Nguyễn ÁI Quốc tại Đại hội Tours năm 1920. Ảnh tư liệu

Năm 1919, ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc, anh cùng với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường viết và trao tận tay Tổng thống Pháp bản Yêu sách của nhân dân An Nam; tham gia đảng Xã hội Pháp, trở thành sáng lập viên Đảng Cộng sản Pháp, Hội Liên hiệp các thuộc địa..., ra báo Người cùng khổ, viết sách Bản án chế độ thực dân Pháp...

Nhưng từ năm 1920, sau khi đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin, Nguyễn Tất Thành/ Nguyễn Ái Quốc đã chọn chủ nghĩa cộng sản và đi theo con đường của Lê Nin. Nhưng đích đến của Người vẫn là dân tộc Việt Nam, là độc lập cho nước, tự do cho dân. Người mong muốn và phấn đấu xây dựng một nhà nước kiểu mới, của dân, do dân và vì dân... Quá trình đó, cho đến tháng 8/1945, nắm bắt thời cơ quốc tế và trong nước thuận lợi, Nguyễn Ái Quốc với tên gọi mới là Hồ Chí Minh đã chỉ huy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc thắng lợi.

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập và ra Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945.

Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu thực hành xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ nhân dân theo mô hình cộng hòa mà ông đã nghiên cứu và thiết kế từ trước. Quốc hội - thiết chế chính trị - pháp lý nền tảng của quốc gia/nhà nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ưu tiên quan tâm thúc đẩy thiết lập thông qua Tổng Tuyển cử (ngay từ khi chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, ngày 16/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Đại hội đại quốc dân/Quốc dân Đại hội Tân Trào, có hơn 60 đại biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam, bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng, quy định Quốc kỳ, quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và nhiều vấn đề quan trọng khác. Có ý kiến nhận định Đại hội đại quốc dân có ý nghĩa như một Quốc hội lâm thời để chính danh xóa bỏ chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới sau khi cách mạng thành công).

Nhân dân Hà Nội đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I. Ảnh tư liệu
Nhân dân Hà Nội đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I. Ảnh tư liệu

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai, gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”.

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh số 14-SL về Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Tiếp đó, ngày 26/9/1945, Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 39-SL về thành lập Ủy ban Dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/10/1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 71-SL ngày 2/12/1945 bổ khuyết Điều 11, Chương V của Sắc lệnh số 51 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người ứng cử.

Trong bối cảnh phải cùng lúc đối phó với 3 thứ giặc (ngoại xâm, đói và dốt), việc khẩn trương tổ chức Tổng tuyển cử là một cuộc vận động/đấu tranh chính trị/ giai cấp/dân tộc vô cùng gay go, phức tạp và quyết liệt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng mũi chịu sào. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng tuyển cử “là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà...”; Để bầu ra Quốc hội là tổ chức duy nhất đủ thẩm quyền ban hành một Hiến pháp – nền tảng pháp lý cần thiết cho nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới được xây dựng.

Dự kiến là ngày 23/12/1945, nhưng để tránh khủng hoảng chính trị giữa các đảng phái và có thêm thời gian cho công tác chuẩn bị, nhất là để các ứng cử viên có điều kiện nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946. Qua đàm phán, Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng) đã thỏa thuận hợp tác và ủng hộ cuộc Tổng tuyển cử. Trên cơ sở đó, ngày 24/12/1945, đại biểu của Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách (Việt Nam Cách mạng đồng minh hội) đã gặp nhau và cùng ký bản “Biện pháp đoàn kết”, trong đó có điều khoản ủng hộ Tổng tuyển cử và kháng chiến, nhất trí về việc mở rộng Chính phủ lâm thời có đại diện của Việt Quốc, Việt Cách tham gia, thừa nhận 70 ghế cho họ trong Quốc hội mà không qua bầu cử. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (2/3/1946). Ảnh tư liệu

Hướng đến mục tiêu lớn là Tổng tuyển cử thành công tốt đẹp, ngày 1/1/1946, Chính phủ lâm thời đã cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, mở rộng thêm thành phần Chính phủ cho các đảng phái mặc dù trước đó do lệnh hoãn không đến kịp nên vẫn tiến hành như kế hoạch đã định trước ngày 23/12/1945, ở một số tỉnh phía Nam. Đó không chỉ là giải pháp “kỹ thuật” mà còn thể hiện tầm tư duy chính trị lão luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chậm nửa tháng nhưng tạo sự ổn định cần thiết để đảm bảo Tổng tuyển cử được tiến hành thuận lợi.

Cuộc Tổng tuyển cử thành công tốt đẹp; Đã bầu được 333 đại biểu, trong đó Việt Minh chiếm 120 vị, đảng Dân chủ Việt Nam 46 vị, đảng Xã hội Việt Nam 24 vị, và 143 vị không đảng phái, có 10 vị nữ; 34 vị dân tộc thiểu số; 87% là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng. Hai đảng đối lập Việt Quốc, Việt Cách không tham gia tranh cử, nhưng được đặc cách thêm 70 ghế trong Quốc hội. Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I đã bầu Ban Thường trực do cụ Nguyễn Văn Tố là Trưởng ban; Trao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh quyền thành lập Chính phủ mới; và bầu ra Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người.

Đến đây, cơ bản một nhà nước Việt Nam kiểu mới đã được thiết lập theo đúng tinh thần Hồ Chí Minh.

Xây dựng Hiến pháp

Một điều cần nói là đồng thời với quá trình chuẩn bị tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã  tích cực chuẩn bị Dự thảo Hiến pháp. Ngày 20/9/1945, Người ký Sắc lệnh số 34/SL thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp của Chính phủ gồm 7 người: Hồ Chí Minh (Trưởng ban), Vĩnh Thụy/Bảo Đại, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu/Trường Chinh. Dự thảo Hiến pháp sau một thời gian chuẩn bị đã được Hội đồng Chính phủ thảo luận, bổ sung và công bố trên báo chí vào tháng 11/1945 để toàn dân tham gia góp ý kiến.

Đồng thời với dự thảo của Ủy ban Dự thảo Hiến pháp của Chính phủ thì Ủy ban Kiến thiết quốc gia (được thành lập tháng 10/1945 gồm những nhân sĩ, trí thức danh tiếng như Phan Anh, Trần Văn Chương, Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Xiển, Đặng Thai Mai, Ngụy Như Kon Tum) cũng soạn thảo một bản Dự thảo Hiến pháp đệ trình Chính phủ. Tiếp đó, Tiểu ban Hiến pháp của Quốc hội đã nghiên cứu cả 2 Dự thảo và “tập hợp những kiến nghị phong phú của toàn dân và tham khảo kinh nghiệm về Hiến pháp của các nước Âu- Á” để đưa ra một bản Dự thảo Hiến pháp để trình Quốc hội.

Hồ Chủ tịch bỏ phiếu bầu cử các thành viên lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội. Ảnh tư liệu: TTXVN
Hồ Chủ tịch bỏ phiếu bầu cử các thành viên lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội. Ảnh tư liệu: TTXVN

Trong phiên họp ngày 29/10/1946, Tiểu ban Hiến pháp của Quốc hội được mở rộng thêm 10 vị đại biểu cho các nhóm, đại biểu trung lập, đại biểu Nam Bộ, đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia tu bổ thêm bản dự án và Quốc hội bắt đầu thảo luận từ ngày 2/11/1946. Sau nhiều thảo luận, tranh luận và bổ sung, sửa đổi, ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I đã thông qua toàn văn Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hòa 1946 thể hiện sâu sắc tinh thần dân tộc, dân chủ, nhân văn và các giá trị pháp lý văn minh, tiến bộ, phổ quát của thế giới và thời đại; mang đậm dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh là kiến trúc sư của công trình pháp lý kỳ vĩ này.

Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hiến pháp 1946 là thành quả đấu tranh bền bỉ, quyết liệt của toàn thể người dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; là nền tảng chính trị, pháp lý cơ bản nhất của quốc gia dân tộc Việt Nam trong hành trình 75 năm qua và cả tiến trình phát triển trong tương lai.

_________________

 (Các trích dẫn trong bài từ Hồ Chí Minh toàn tập; tập 4; NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật; HN 2011).

tin mới

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

Tâm niệm của đảng viên 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng

(Baonghean.vn) - 91 năm tuổi đời, 62 năm tuổi Đảng, đảng viên Phan Chí Thành là một người con đặc biệt của thị xã Thái Hòa. Ông đã hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, hiến hàng trăm m2 đất cho cộng đồng chỉ với tâm niệm: “Những gì cống hiến cho xã hội thì sẽ không bao giờ mất đi...".

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

Những tấm gương thanh, thiếu niên 'sống tốt đời, đẹp đạo'

(Baonghean.vn) -Với khát khao cống hiến sức trẻ, tình nguyện góp phần xây dựng quê hương, thế hệ trẻ huyện Nghĩa Đàn đang ra sức thi đua lao động, sản xuất, học tập. Trong dòng chảy đó, có nhiều tấm gương thanh niên, thiếu niên công giáo nhiệt huyết trong các phong trào, hoạt động tại địa phương.

 Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường

(Baonghean.vn) - Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện nhận nuôi, hỗ trợ 109 em học sinh khó khăn.  Việc làm nhân văn ấy thắt chặt thêm tình gắn bó  giữa quân và dân trong tình hình mới.

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

Kỹ sư trẻ và hành trình làm chủ công nghệ trên Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ

(Baonghean.vn) - Không những là một kỹ sư trẻ có năng lực, Nguyễn Mạnh Thông - Tổ trưởng Tổ Đo lường và Điều khiển, Phân xưởng sửa chữa, thuộc Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ còn là một người đồng nghiệp tận tâm, khi anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp nhiều đồng nghiệp nâng cao tay nghề.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

(Baonghean.vn) - Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z, chỉ mới 17-18 tuổi, một cách tự nguyện, họ họp lại với nhau thành Câu lạc bộ “Chủ nhật không rác thải nhựa Thanh Chương”. Ngày nghỉ cuối tuần họ lại tình nguyện dầm mình giữa nắng gắt hay giá rét để dọn rác…

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.
Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

(Baonghean.vn) - Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh (SN 1987) - 1 trong 133 điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp công đoàn, công chức, viên chức, người lao động cả nước vừa được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt, biểu dương tại Phủ Chủ tịch.