Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Bản làng người Mông ở trên núi cao. Ảnh tư liệu: Thành Cường ảnh 1

Bản làng người Mông ở trên núi cao. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về cách tộc người này tự gọi chính mình. Chúng tôi tự gọi mình là “Hmoob”. Trong đó âm “H” là âm câm, khi đọc gần như chỉ làm nền cho âm “m” chứ không phát ra. Trường hợp này tương đối giống vai trò của âm “h” trong chữ “hour” của tiếng Anh hay trong trường hợp của chữ “homme” trong tiếng Pháp. Do vậy mà cụm nguyên âm “Hm” ở đây, khi phát âm chỉ còn gần như nghe được mỗi chữ “m”. Còn vần “oo” tương tự như “ông” trong tiếng Việt. Và cuối cùng là chữ “b” ở cuối, đây là một ký hiệu cho việc từ này có dấu như là dấu sắc, dấu huyền trong tiếng Việt.

Nhưng vấn đề nan giải ở đây là âm “b” này là một âm mũi, khi phát âm gần như không tạo ra tiếng hoàn toàn, nó nhấn mạnh thêm vào từ được phát âm. Trường âm mũi này không tồn tại trong tiếng Việt, do đó khó cho người viết có thể hướng dẫn cách phát âm bằng chữ. Từ tất cả những lý giải này, ta thấy rằng phát âm hay gọi người Mông là Mông là cách gần như gần gũi nhất với tên mà do chính cộng đồng chúng tôi tự gọi.

Chỉ có một vấn đề nho nhỏ ở đây là sự xuất hiện của âm mũi ‘b’ trong cụm từ này. Do tiếng Việt không có nên thật khó cho tôi có thể giải thích bằng chữ, do đó, độc giả có thể nghe cách phát âm tộc danh của người Mông ở file mp3 dưới đây:

Như vậy, về cách gọi hay đọc, Mông-b (nhấn mạnh âm mũi b) gần như là chuẩn chỉnh nhất khi nói về người Mông. Thế còn viết thì sao, tại sao trong văn bản viết, tộc danh của người Mông lúc thì được ghi là Mèo, Miêu, Miao; khi thì ghi thành H’mông, HMông, Hmong, Mông?

Học sinh người Mông ở Trường PTCS DTBT Tây Sơn (Nghệ An) trình diễn điệu múa khèn. Ảnh tư liệu: Thành Cường ảnh 2

Học sinh người Mông ở Trường PTCS DTBT Tây Sơn (Nghệ An) trình diễn điệu múa khèn. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Về cách gọi và viết liên quan đến cụm Miêu - Mèo, các tài liệu nghiên cứu lý giải rằng: Ngày xưa, khi người Mông còn sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Hoàng Hà (thuộc lãnh thổ Trung Hoa ngày nay), chúng tôi là một trong những tộc người sớm biết canh tác nông nghiệp. Người Hán khi đó đã gọi chúng tôi là Miêu (tiếng Trung: 苗; bính âm: Miáo). Thông qua lý giải chữ tượng hình khi chữ Miêu này được ghép bởi chữ điền (田) và chữ thảo (愺). Mà trong tiếng Hán, điền là chữ chỉ đất, thảo là chữ chỉ cỏ cây.

Vậy, chữ Miao (苗) này thực tế hàm ý đến cộng đồng trồng cỏ cây trên đất hay cộng đồng làm nông nghiệp canh tác. Chứ nó không phải là chữ Mão (猫) để chỉ con mèo như một số người vẫn lầm tưởng. Như vậy, bên cạnh gọi người Mông là Mông-b như ở trên, ta còn có thể gọi là Miêu (Miao) như tiếng Trung gọi.

Lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ bản Mông ở bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu: Khánh Ly ảnh 3

Lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ bản Mông ở bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu: Khánh Ly

Còn cách gọi và viết liên quan đến Hơ-Mông (H’mông, HMông, Hmong) thì thực tế hoàn toàn là do những lỗi sai lệch trong lưu truyền văn bản hành chính và thống kê.

Ngày 29/4/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 230/SL về việc ban hành bản quy định việc thành lập Khu tự trị Thái - Mèo, trong đó có điều 14 ghi rõ: “Đối với các dân tộc không có chữ riêng, sẽ nghiên cứu cách phiên âm tiếng nói của các dân tộc đó. Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong mọi việc”. Từ thời điểm đó, Phòng Nghiên cứu Xây dựng Văn tự dân tộc thiểu số của Bộ Giáo dục đã xây dựng bộ chữ Mông Việt Nam, lấy ngữ âm Mông Hoa vùng Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm âm tiêu chuẩn. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 206/CP ngày 27/11/1961 về việc phê chuẩn phương án chữ Mông, chính thức ban hành đi vào sử dụng như một bộ chữ dùng để dạy xóa mù chữ cho người Mông và dạy tiếng Mông cho cán bộ công tác ở vùng người Mông.

Theo bộ chữ Mông Việt Nam này, tộc danh của người Mông được ghi là “Hmôngz”. Trong đó, “h” vẫn là âm câm khi đọc không phát ra mà chỉ bổ trợ cho “m”; “z” là dấu âm mũi tương tự như “b” ở đầu bài tôi đã giải thích. Như vậy, từ thời điểm này, tộc danh của người Mông đã được ghi gần như là chính thức trên các văn bản hành chính là “Hmôngz”.

Đến năm 1979, trong Bảng Danh mục các dân tộc Việt Nam, tộc danh của người Mông đã bị ghi thành “Hmông”, bỏ quên đi dấu “z” ở cuối. Đó có lẽ là một lỗi thiếu sót trong soạn thảo. Và từ đó, cái tên “Hmông” hay “HMông” được ra đời. Về sau, nhiều người bao gồm cả cán bộ hành chính đã ghi sai lệch đi tộc danh người Mông bằng những cái tên như “H’mông”, “H’Mông” hay “Hơ-Mông”.

Để thống nhất về tộc danh của người Mông, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Khóa X đã có công văn số 09-CV/HĐDT ký ngày 04/12/2001 về việc đề nghị đọc đúng tên và khái niệm về dân tộc, công văn nêu rõ: “Tên gọi dân tộc Mông, nếu viết bằng chữ phổ thông là ngôn ngữ chính thức của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì viết là dân tộc Mông”.

Như vậy, về tên gọi của dân tộc Mông, khi phát âm là Hmoob (Hmôngz) như trong đoạn thoại trên, còn khi viết là Mông là chính xác nhất cả về ngữ nghĩa và văn bản chính thống.


Tài liệu tham khảo

Vương, Q. D. (2005). Văn hóa tâm linh của người Mông: Truyền thống và hiện tại. NXB Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa.

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. (2016). Đi tìm chữ mông: Nghiên cứu cùng Cộng đồng mông thôn giàng tra, Xã tả phìn, huyện sa Pa, 2013-2014.

NXB Thống Kê. (2020). Chương 2: Dân số và các đặc trưng nhân khẩu học. In Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019. essay.

Nguyễn, K. T. (n.d.). Dân Tộc Mông ở Việt Nam và một số vấn đề VỀ Ngôn NGỮ 1198278 - tạp chí Khoa Học Khoa Học xã hội, SỐ. StuDocu. Retrieved June 15, 2022, from https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-thanh-pho-ho-chi-minh/lich-su-dang/dan-toc-mong-o-viet-nam-va-mot-so-van-de-ve-ngon-ngu-1198278/22062204?fbclid=IwAR1fAbsYyuDBM_e1Nbr7r4eBkzkQqIvy9I2WpKrLECrzD1sT3XIU0e89CFA

Lemoine, J. (2005). What is the actual number of the (h)mong in the world? by Jacques ...Hmong Studies Journal. Retrieved June 14, 2022, from https://www.hmongstudiesjournal.org/uploads/4/5/8/7/4587788/lemoinehsj6.pdf

Nguyễn, T. M. (2017). Những đỉnh núi du ca: Một lối tìm về cá tính H'mông. NXB Tri Thức và Công ty sách Tao Đàn.

tin mới

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng.