Học 2 buổi/ngày đối với học sinh trung học: Khó thực hiện!

(Baonghean) - Báo cáo “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010” tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng ghi: “Phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường” (trang 204, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 9, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia). “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 15/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra mục tiêu: “Đến năm 2020, 90% trường tiểu học và 50% trường trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày”.    
Giờ học vi tính ở Trường THPT Quỳnh Lưu 1.	Ảnh: Trần Tố
Giờ học vi tính ở Trường THPT Quỳnh Lưu 1. Ảnh: Trần Tố
    
Ở tỉnh Nghệ An, trong “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020” được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 70/2012/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 ghi rõ mục tiêu: “Đến năm 2015 có 90% học sinh tiểu học, 30% học sinh THCS, 25% học sinh THPT được học 2 buổi/ngày; năm 2020 có 100% học sinh tiểu học, 50% học sinh THCS và học sinh THPT được học 2 buổi/ngày”. 
Việc tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày ở Nghệ An đã được các trường tiểu học thực hiện từ hơn 10 năm nay. Đến hết năm học 2012 - 2013, toàn tỉnh có 519/539 trường tiểu học thực hiện học 2 buổi/ngày. Ông Trần Thế Sơn, Trưởng phòng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Dạy học 2 buổi/ngày đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của cấp học, tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định ở các nhà trường;… Các nhà trường có điều kiện tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên. Mặt khác, học 2 buổi/ngày ở trường, học sinh còn được vui chơi có tổ chức, có hướng dẫn”.
Ở tiểu học thì như vậy, nhưng ở trung học (gồm cấp THCS và cấp THPT), việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không tiến triển được bao nhiêu. Theo ông Võ Văn Mai, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT: Năm học 2013-2014 này, do giáo viên THCS thừa nhiều, Sở đã chỉ đạo các trường THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh nhưng không thu học phí để tránh lãng phí, nhưng cũng mới có khoảng 40% số trường dạy tăng từ 1 đến 2 buổi/tuần; số trường dạy tăng 3 buổi/tuần hầu như không đáng kể. Còn việc dạy học 2 buổi/ngày ở trường THPT thì chưa thực hiện được, trừ một số hoạt động ngoài giờ lên lớp buộc phải tổ chức ngoài buổi học hiện hành.
Như vậy, có thể nói, sau hơn 16 tháng kể từ ngày HĐND tỉnh Nghệ AN ban hành Nghị quyết số 70/2012/NQ-HĐND, việc tổ chức cho học sinh trung học học 2 buổi/ngày chưa được các cấp quản lý giáo dục triển khai một cách chu đáo, bài bản. Việc chỉ đạo các trường THCS thực hiện dạy buổi thứ hai trong ngày chỉ là giải pháp tình thế trong điều kiện giáo viên dôi dư (theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, không tính Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Vinh và 164 giáo viên do các trường tự hợp đồng, giáo viên cấp THCS đang thừa 2.248 người so với quy định hiện hành).
Ông Võ Văn Mai cho biết thêm: Để triển khai cho các trường trung học học 2 buổi/ngày, vấn đề cơ sở vật chất (phòng học) không khó, cái khó là không có kinh phí. Theo quy định hiện tại, chưa có định biên giáo viên phục vụ cho việc học buổi thứ hai trong ngày, vì thế muốn tổ chức học 2 buổi/ngày, các nhà trường phải huy động kinh phí từ gia đình học sinh để trả lương cho người dạy, điều này không dễ chút nào. Mặt khác, việc tổ chức học 2 buổi/ngày, cho đến nay, Bộ GD&ĐT cũng mới chỉ đưa ra định hướng chứ chưa ban hành chương trình cụ thể.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Bé, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Viết Thuật thì ngược lại. Từ kinh nghiệm của những trường THPT đã tổ chức học 2 buổi/ngày ở các tỉnh bạn mà ông tìm hiểu, ông cho rằng khó nhất vẫn là cơ sở vật chất. Để tổ chức học 2 buổi/ngày không phải chỉ cần có đủ phòng học, mà còn phải có nơi cho học sinh ăn, nghỉ trưa (học sinh ở bán trú) và sở vật chất phục vụ việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Không có được điều kiện này thì hiệu quả không cao, có khi lại làm cho học sinh thêm khó khăn. Còn trong khi Nhà nước chưa có ngân sách, phải huy động kinh phí (học phí) từ gia đình học sinh, việc này không đến mức quá khó, nếu nhà trường làm tốt, mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh, chắc chắn cha mẹ các em sẽ ủng hộ. Về chương trình học buổi thứ hai, ông Bé cho rằng Bộ không cần ban hành chương trình chi tiết mà chỉ cần ban hành chương trình khung, phần cụ thể dành cho các trường tự quy định theo điều kiện của chính nhà trường.
Việc tổ chức học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học đang còn nhiều cái khó. Tuy nhiên, phải triển khai thực hiện rồi tìm cách gỡ dần, chứ không thể chờ đầy đủ các điều kiện rồi mới triển khai…  
Minh Đức

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.