Học giả Campuchia: “Không có Việt Nam, chúng tôi đã chết hết vì Khmer Đỏ“

Theo Phương Vũ (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Học giả hàng đầu Campuchia Sok Touch đã chứng kiến nhiều tội ác của Khmer Đỏ trước khi quân tình nguyện Việt Nam xuất hiện.

Khi cuộc nội chiến nổ ra ở Campuchia vào những năm 1970 sau khi chính quyền của Hoàng thân Norodom Sihanouk bị lật đổ, Sok Touch, lúc đó là cậu bé 5 tuổi, chạy theo cha vào rừng, theo Khmer Times.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia Sok Touch. Ảnh: Khmertimeskh.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia Sok Touch. Ảnh: Khmertimeskh.
Touch sau đó trở thành một chiến binh nhí trong đội quân Khmer Đỏ tàn bạo. "Tôi được yêu cầu mang theo vũ khí. Giống như những cậu bé khác, tôi là nạn nhân của chế độ", Touch, người hiện là Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), kể.

Kể từ khi nắm quyền năm 1975, Khmer Đỏ thi hành các chính sách ép buộc người dân ở các đô thị chuyển về nông thôn, tra tấn, hành quyết hàng loạt, cưỡng bức lao động dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh tật trên khắp đất nước. Hàng trăm nghìn người bị đưa đến Cánh đồng chết, nơi họ bị xử tử và chôn trong các ngôi mộ tập thể. Trẻ em bị bắt cóc, tiêm nhiễm tư tưởng để biến thành công cụ thực hiện các hành vi bạo lực. Ước tính 1,8 triệu người đã chết trong cuộc diệt chủng do tập đoàn phản động Pol Pot tiến hành.

Sinh năm 1965, Touch nói rằng ông chỉ nhận ra ông phục vụ cho Khmer Đỏ khi trở thành một thiếu niên.

Từ giữa năm 1975, Khmer Đỏ bắt đầu tiến hành nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng biên giới và giết hại hàng chục nghìn dân thường, phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em, đốt cháy hàng vạn ngôi nhà, tài sản của người dân. Tội ác của Khmer Đỏ buộc Việt Nam phải có hành động tự vệ và đáp trả, dù đất nước vừa mới hòa bình chưa được bao lâu.

Sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam Việt Nam của tập đoàn Pol Pot, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục và xây dựng đất nước. Ngày 7/1/1979, quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng thủ đô Phnompenh, tàn quân Khmer Đỏ tháo chạy.

Dù từng là một thành viên của Khmer Đỏ, Touch luôn ca ngợi và bảo vệ sự chính nghĩa của quân tình nguyện Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của Pol Pot. 

"Là một học giả, thông điệp rõ ràng của tôi là khi người Việt Nam vào Campuchia năm 1979, họ đã giải cứu người Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ. Nếu không có sự can thiệp của bộ đội Việt Nam, tất cả chúng ta có thể đã bị giết", ông Touch nói, bác bỏ các luận điệu thù địch về sự hiện diện của quân tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia.

Năm 1989, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia, sau khi đánh bại về cơ bản tàn quân Khmer Đỏ, củng cố chính quyền cách mạng cho nước bạn và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình.

Người dân ở Ratanakiri chào đón quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Ảnh: VNA.
Người dân ở Ratanakiri chào đón quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Ảnh: VNA.
Đây cũng là thời gian ông Touch được cử đi Nga du học và trở lại Campuchia 10 năm sau. Ông đã đảm đương các vị trí như giám đốc của Đại học Khemarak ở Phnom Penh và lãnh đạo Viện Quan hệ Quốc tế của RAC trong nhiều năm. Tháng 7/2015, ông Touch được cử phụ trách nhóm chuyên gia từ RAC hỗ trợ công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa tại biên giới Việt Nam - Campuchia.

Mặc dù tốt nghiệp ngành lịch sử chính trị ở Nga, Touch nói rằng ông không có ý định trở thành chính trị gia. "Tôi không muốn trở thành chính trị gia vì tôi muốn học viện tiếp tục phát triển", ông nói. "Tôi có thể giúp đỡ các chính trị gia, nhưng tôi không muốn trở thành một chính trị gia".

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.